De hsg 9 - hay

Chia sẻ bởi Hoàng Ngọc Thành | Ngày 15/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: de hsg 9 - hay thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH BÌNH
PHÒNG GD & ĐT NHO QUAN






ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9.
Năm học: 2010 – 2011.
Môn: Sinh học.
Thời gian làm bài: 150 phút( Không kể thời gian giao đề).

(Đề gồm 08 câu trong 01 trang)


Câu 1 (1,5 điểm): Thế nào là lai phân tích  ? Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất ?
Câu 2 (2,5 điểm) : Những điểm khác nhau cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể trong các kì ở nguyên phân và giảm phân I?
Câu 3 (1,5 điểm) : Thế nào là di truyền liên kết? Vì sao Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền?
Câu 4 (4 điểm): So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp mARN.
Câu 5 (2điểm) : Trình bày khái niệm, các dạng và nguyên nhân của đột biến gen. Vì sao đa số đột biến gen gây hại cho bản thân sinh vật?
Câu 6 (3,5 điểm): Tìm các phép lai thích hợp thuộc các quy luật, hiện tượng di truyền đã học đều có tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1:1. Mỗi trường hợp cho một sơ đồ minh hoạ.
Câu 7 (2 điểm): Kĩ thuật gen là gì? Nêu các khâu cơ bản của kĩ thuật gen.
Câu 8 (3 điểm): Cho trâu đực đen (1) giao phối với trâu cái đen (2) năm đầu sinh được nghé đen (3) và năm sau sinh được nghé xám (4).
Nghé đen (3) lớn lên giao phối với trâu xám (5) sinh được nghé xám (6)
Nghé xám (4) lớn lên giao phối với trâu đen (7) sinh được nghé đen (8)
Biết rằng tính trạng màu lông của trâu do một gen quy định nằm trên NST thường.
a. Có thể xác định tính trạng trội, tính trạng lặn được không ? giải thích ?
b. Biện luận và xác định kiểu gen của 8 con trâu nói trên ?

-------------------------------------Hết------------------------------------









SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH BÌNH
PHÒNG GD & ĐT NHO QUAN



HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9.
Năm học: 2010 – 2011.
Môn: Sinh học.
Thời gian làm bài: 150 phút.
(Hướng dẫn này gồm 04 trang)


Câu
Nội dung
Điểm

1
(1,5 điểm)
- Lai phân tích : Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen thuần chủng.
+ Nếu kết quả lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
- Ý nghĩa của tương quan trội - lặn:
Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
0,5

0,25

0,25


0,5


2
(2,5 điểm)
Nội dung
Nguyên phân
Giảm phân

Kì đầu
Các NST kép đóng xoắn nhưng không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
Có sự tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa các cromatit trong các cặp NST tương đồng.

Kì giữa
Độ xoắn là cực đại, các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Các cặp NST kép xếp thành hàng đôi trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau
Mỗi NST kép được chẻ dọc qua tâm động để tạo thành 2 NST đơn. Có sự phân li đồng đều giữa các NST đơn về hai cực của tế bào.
Mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về 1 cực của tế bào. Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các NST kép trong các cặp tương đồng.

Kì cuối
 NST tháo xoắn cực đại, trở lại dạng sợi mảnh ban đầu.
NST kép vẫn giữ nguyên hình dạng và kích thước như ở kì sau.

Kết quả
Hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST 2n giống hệt bộ NST 2n của tế bào mẹ ban đầu.
Hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST đơn bội n nhưng mỗi NST ở trạng thái kép.





0
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Ngọc Thành
Dung lượng: 99,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)