De HSG
Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Liệp |
Ngày 16/10/2018 |
268
Chia sẻ tài liệu: de HSG thuộc Lịch sử 6
Nội dung tài liệu:
Tuyển tập 430 câu hỏi tự luận
LUYỆN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG & HỌC SINH GIỎI CẤP THPT
Môn Lịch sử
(((
( PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 2000)
NỘI DUNG
BÀI HỌC
NỘI DUNG
TRỌNG TÂM
CÂU HỎI & BÀI TẬP
1. VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ BỊ PHÁP XÂM LƯỢC
Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã thúc đẩy các nước tư bản phương Tây mở rộng những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa. Các quốc gia phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng đã trở thành nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh đó.
Thông qua các mối quan hệ đã có từ trước và lợi dụng sự suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam, Chính phủ Pháp ráo riết xúc tiến việc thôn tính nước ta.
Vì sao nói : Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là “một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng” ? Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất đất nước ta từ nửa sau thế kỷ XIX ?
Những nguyên nhân nào thúc đẩy các nước tư bản phương Tây xâm lược phương Đông thế kỉ XIX ? Tình thế Việt Nam trong bối cảnh đó ? Thực dân Pháp đã tiến hành những thủ đoạn gì trong cuộc xâm lược Việt Nam ?
Những khả năng nào đặt ra cho Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc khủng hoảng trong nước và mối nguy cơ đe doạ từ bên ngoài ? Trình bày chính sách bảo thủ phản động của nhà Nguyễn về đối nội và đối ngoại ? Tại sao triều đình Nguyễn lại cố tình duy trì đường lối bảo thủ, phản động ?
Qua trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1885, anh (chị) hãy phân tích và nêu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2001)
Bình luận câu hỏi và câu trả lời trong bài thi văn sách của khoa thi Đình năm 1876 sau đây:
“Nước Nhật Bản theo học các nước Thái Tây mà nên được phú cường. Vậy nước ta có nên bắt chước không ?”
“Nhật Bản thưở trước vẫn theo văn minh của nước Tàu mà bây giờ thay đổi thói cũ theo nước Thái Tây, thì dẫu là có nên phú cường, về sau cũng hoá ra loài mọi rợ”.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2001)
2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884)
Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng, mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt Nam. Quân dân ta đã anh dũng chiến đấu chống thực dân Pháp.
Sau khi chiếm được thành Gia Định, quân Pháp lần lượt đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông (1862), rồi 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (1867). Đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự chống cự quyết liệt của nhân dân ta. Đến năm 1884, thực dân Pháp mới tạm thời áp đặt được nền bảo hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Hãy đọc đoạn tư liệu sau đây :
“ ...Chiều 31 – 8 – 1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha với 3000 binh lính và sĩ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Sáng 1 – 9 – 1858, địch gửi tối hậu thư , đòi quan trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ sung rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Quân ta anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện “ vườn không, nhà trống” gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên quân Pháp -Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối 8 – 1858 đến 2 – 1859) trên bán đảo Sơn Trà...
... Tại Quảng Nam - Đà Nẵng, nhân dân tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh. Thực dân Pháp phải thừa nhận “dân quân gồm tất cả những ai không đau ốm và không tàn tật ”. Từ Nam Định, đốc học Phạm Văn Nghị tự chiêu mộ 300 người, chủ yếu là học trò của ông, lập thành cơ ngũ, lên đường vào Nam xin vua được ra chiến trường…”
Qua đoạn tư liệu, anh (chị) hãy cho biết:
- Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công ta đầu tiên ?
- Nhận xét về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào những năm cuối 1858 đầu 1859? (Minh họa cụ thể bằng sự kiện)
Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta, kết quả và ý nghĩa trên Mặt trận Đà Nẵng 1858 và chiến sự ở Gia Định từ năm 1859 đến năm 1860.
Mặt trận
Cuộc xâm lược
của
LUYỆN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG & HỌC SINH GIỎI CẤP THPT
Môn Lịch sử
(((
( PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 2000)
NỘI DUNG
BÀI HỌC
NỘI DUNG
TRỌNG TÂM
CÂU HỎI & BÀI TẬP
1. VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ BỊ PHÁP XÂM LƯỢC
Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã thúc đẩy các nước tư bản phương Tây mở rộng những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa. Các quốc gia phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng đã trở thành nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh đó.
Thông qua các mối quan hệ đã có từ trước và lợi dụng sự suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam, Chính phủ Pháp ráo riết xúc tiến việc thôn tính nước ta.
Vì sao nói : Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là “một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng” ? Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất đất nước ta từ nửa sau thế kỷ XIX ?
Những nguyên nhân nào thúc đẩy các nước tư bản phương Tây xâm lược phương Đông thế kỉ XIX ? Tình thế Việt Nam trong bối cảnh đó ? Thực dân Pháp đã tiến hành những thủ đoạn gì trong cuộc xâm lược Việt Nam ?
Những khả năng nào đặt ra cho Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc khủng hoảng trong nước và mối nguy cơ đe doạ từ bên ngoài ? Trình bày chính sách bảo thủ phản động của nhà Nguyễn về đối nội và đối ngoại ? Tại sao triều đình Nguyễn lại cố tình duy trì đường lối bảo thủ, phản động ?
Qua trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1885, anh (chị) hãy phân tích và nêu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2001)
Bình luận câu hỏi và câu trả lời trong bài thi văn sách của khoa thi Đình năm 1876 sau đây:
“Nước Nhật Bản theo học các nước Thái Tây mà nên được phú cường. Vậy nước ta có nên bắt chước không ?”
“Nhật Bản thưở trước vẫn theo văn minh của nước Tàu mà bây giờ thay đổi thói cũ theo nước Thái Tây, thì dẫu là có nên phú cường, về sau cũng hoá ra loài mọi rợ”.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2001)
2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884)
Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng, mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt Nam. Quân dân ta đã anh dũng chiến đấu chống thực dân Pháp.
Sau khi chiếm được thành Gia Định, quân Pháp lần lượt đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông (1862), rồi 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (1867). Đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự chống cự quyết liệt của nhân dân ta. Đến năm 1884, thực dân Pháp mới tạm thời áp đặt được nền bảo hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Hãy đọc đoạn tư liệu sau đây :
“ ...Chiều 31 – 8 – 1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha với 3000 binh lính và sĩ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Sáng 1 – 9 – 1858, địch gửi tối hậu thư , đòi quan trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ sung rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Quân ta anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện “ vườn không, nhà trống” gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên quân Pháp -Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối 8 – 1858 đến 2 – 1859) trên bán đảo Sơn Trà...
... Tại Quảng Nam - Đà Nẵng, nhân dân tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh. Thực dân Pháp phải thừa nhận “dân quân gồm tất cả những ai không đau ốm và không tàn tật ”. Từ Nam Định, đốc học Phạm Văn Nghị tự chiêu mộ 300 người, chủ yếu là học trò của ông, lập thành cơ ngũ, lên đường vào Nam xin vua được ra chiến trường…”
Qua đoạn tư liệu, anh (chị) hãy cho biết:
- Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công ta đầu tiên ?
- Nhận xét về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào những năm cuối 1858 đầu 1859? (Minh họa cụ thể bằng sự kiện)
Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta, kết quả và ý nghĩa trên Mặt trận Đà Nẵng 1858 và chiến sự ở Gia Định từ năm 1859 đến năm 1860.
Mặt trận
Cuộc xâm lược
của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Liệp
Dung lượng: 2,15MB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)