De hoc sinh gioi van 7

Chia sẻ bởi hoàng yến | Ngày 11/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: de hoc sinh gioi van 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:



kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Năm học 2009- 2010
Môn thi Ngữ văn 7
Thời gian làm bài 150 phút



Câu 1 ( 4 điểm )
Phân biệt tục ngữ với ca dao , dân ca? Lấy ví dụ minh hoạ.


Câu 2 ( 4 điểm )
Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” với câu tục ngữ “Học thầy không tầy học bạn” có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao ?


Câu 3 ( 4 điểm )
Điểm giống nhau và khác nhau về âm thanh và về nghĩa của các từ: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh.


Câu 4 ( 8 điểm )
Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên của tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong đoạn trích “Bài ca Côn Sơn”.


....................Hết...........................


( Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm)






Họ và tên thí sinh.....................................Số báo danh...........


đáp án chấm, thang điểm
kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Năm học 2009- 2010
Môn thi Ngữ văn 7




Câu
nội dung
điểm

Câu1
_ Tục ngữ là câu nói dân gian còn ca dao, dân ca là bài thơ, bài hát
_ Tục ngữ thể hiện kinh nghiệm của nhân dân còn ca dao, dân ca thể hiện tình cảm của nhân dân
* Lấy ví dụ minh hoạ :
_ Dẫn một câu tục ngữ và kinh nghiệm mà nó thể hiện
_ Dẫn một câu ca dao, dân ca và tình cảm, cảm xúc mà nó thể hiện










Câu 2
_ Khẳng định hai câu tục ngữ không mâu thuẫn với nhau.
_Vì :
+ Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học thầy
+ Câu tục ngữ “Học thầy không tầy học bạn” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học bạn
=> Chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau, việc học phải học nhiều đối tượng










Câu 3
_ Điểm giống nhau về âm thanh của các từ : đều có vần “ âp”, đều láy phụ âm đầu
_ Điểm khác nhau về âm thanh của các từ : các từ có âm đọc khác nhau
_ Điểm giống nhau về nghĩa của các từ : đều chỉ trạng thái không bằng phẳng
_ Điểm khác nhau về nghĩa của các từ :
+ nhấp nhô : nhô lên, thụp xuống
+ phập phồng : phồng lên, xẹp xuống
+ bập bềnh : trạng thái lên xuống nhờ gió, sóng...












Câu 4
a. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và nội dung cơ bản của đoạn trích
b. Thân bài:
_ Sự giao hoà với thiên nhiên của Nguyễn Trãi: cảm nhận tinh tế về cảnh sắc thiên nhiên côn Sơn, cuộc sống thoải mái, tự do gắn liền với thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên sâu sắc
_ Nhân cách thanh cao của Nguyễn Trãi: ông hài lòng với cuộc sống hiện tại, tâm hồn trong sáng, không màng tới phú quí danh lợi
c. Kết bài: Khẳng định
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: hoàng yến
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)