Đề học sinh giỏi môn Tiếng Việt

Chia sẻ bởi Nguyễn Hương Huệ | Ngày 09/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Đề học sinh giỏi môn Tiếng Việt thuộc Toán học 3

Nội dung tài liệu:

Đề khảo sát câu lạc bộ học giỏi lớp 5 – môn tiếng việt
Tháng 12 năm học 2009 - 2010

Câu 1. Tìm từ thích hợp với lời giải nghĩa sau:
a/ Có lòng thương người, hay làm điều tốt cho người khác.
b/ Điều tốt lành để lại cho con cháu.
c/ Gia đình yên ấm, tiền của dồi dào.
d/ Quyền lợi vật chất mà Nhà nước hoặc đoàn thể mang lại cho người dân (ăn, ở, chữa bệnh, …).
Câu 2. Đặt câu:
Một câu có từ của là danh từ.
Một câu có từ của là quan hệ từ.
Câu 3. Xếp các từ được gạch chân trong câu sau vào các nhóm thích hợp (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ).
Mẹ Tê - rê – sa đã nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới này lẽ ra không nên có ai phải chết trong nỗi cô đơn, không ai phải buồn khổ, đớn đau hay lặng lẽ khóc một mình trong những bất hạnh của đời mình.
Câu 4. Nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ sau:
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn vào ngồi gốc cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
(Em thương – Nguyễn Ngọc Ký)
Câu 5. Tả hoạt động của một người gây cho em nhiều ngạc nhiên thú vị.



















Đáp án môn tiếng việtlớp 5
Tháng 12 năm học 2009 - 2010

Câu 1. (2 điểm)
a/ Có lòng thương người, hay làm điều tốt cho người khác. Phúc hậu
b/ Điều tốt lành để lại cho con cháu. Phúc đức
c/ Gia đình yên ấm, tiền của dồi dào. Phúc lộc
d/ Quyền lợi vật chất mà Nhà nước hoặc đoàn thể mang lại cho người dân (ăn, ở, chữa bệnh, …). Phúc lợi
Câu 2. (2 điểm)
- Một câu có từ của là danh từ. Nhà ấy rất nhiều của.
- Một câu có từ của là quan hệ từ. Quyển sách này của tôi.
Câu 3. (5 điểm) Xếp các từ được gạch chân trong câu sau vào các nhóm thích hợp (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ).
Mẹ Tê - rê – sa đã nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới này lẽ ra không nên có ai phải chết trong nỗi cô đơn, không ai phải buồn khổ, đớn đau hay lặng lẽ khóc một mình trong những bất hạnh của đời mình.
Danh từ: Mẹ, Tê - rê – sa, thế giới, nỗi cô đơn, bất hạnh, đời
Động từ: nhắc nhở ,chết, khóc,
Tính từ: buồn khổ, đớn đau, lặng lẽ
Đại từ: chúng ta
Quan hệ từ: trong, rằng, của, hay
Câu 4. (3 điểm) Nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ sau:
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn vào ngồi gốc cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
(Em thương – Nguyễn Ngọc Ký)
Bày tỏ tình yêu thương, lòng cảm thông với những em bé mồ côi, cô đơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hương Huệ
Dung lượng: 5,35KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)