Đề HK I .3

Chia sẻ bởi Lương Hiền An | Ngày 14/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Đề HK I .3 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG DG&ĐT HUYỆN TRIỆU PHONG
ĐỀ THI HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Vật lý-Lớp 6
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)


Bài 1: (3,0 đ). Dùng từ hay cụm từ thích hợp điền vào chổ trống trong mỗi câu sau:
Lực tác dụng lên một vật có thể làm...........................................của vật đó hoặc làm nó bị................................
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có..........................,nhưng.................và cùng tác dụng lên một vật.
Lò xo là một vật......................... Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi .........................
Bài 2: (2,0 đ) Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào ?
Bài 3: (1,5 đ) Hai viên bi có cùng đường kính một viên đặc, một viên rỗng. Thả chìm 2 viên bi này vào 2 bình chia độ có kích thước và mực nước ban đầy giống nhau. Hỏi mực nước dâng lên trong 2 bình chia độ giống nhau không? Tại sao?
Bài 4: (1,5 đ) Một vật có khối lượng 300g treo vào đầu một sợi dây và đứng yên.
Giải thích vì sao vật đứng yên ?
Tính trọng lượng của vật ?
Bài 5: (2 đ) Hãy tính khối lượng và trọng lượng của chiếc dầm sắt có thể tích là 40dm3 cho biết khối lượng riêng của nhôm là 7800kg/m3.
......................HẾT....................






















HƯỚNG DẪN CHẤM
Bài 1: (3,0 điểm)
a) Làm biến đổi chuyễn động ( 0,5đ) - Biến dạng (0,5đ)
b) Cùng phương ( 0,5đ) - Ngược chiều (0,5đ)
c) Đàn hồi ( 0,5đ) - Càng lớn (0,5đ)
Bài 2: (2 điểm)
- Trọng lực là lực hút của trái đất (0,5đ)
- Trọng lực còn gọi là trọng lượng (0,5đ)
- Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều hướng về trái đất. (1,0đ)
Bài 3: (1,0 điểm).
- Mực nước dâng lên trong 2 bình chia độ dâng lên như nhau (0,5đ)
- Vì hai viên bi vó cùng đường kính nên có thể tích bằng nhau (0,5đ)
Bài 4: (1,5 điểm)
Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng đó là trọng lượng của vật và lực kéo của dây (0,5đ)
Trọng lượng của vật là P=10m,
m=300g=0,3kg (0,5đ)
Nên P=10.0,3=3N
Vậy Trọng lượng của vật là 3N (0,5đ)
Bài 5: (2,5 điểm)
- Đổi được V=40dm3=0,04m3 (0,5đ)
- Viết được công thức tính khối lượng thanh nhôm: D= (0,75đ)
- Tính được : m=7800.0,04=312kg (0,5đ)
- Viết được công thức và tính được trọng lượng của thanh nhôm, viết đúng đơn vị:
P=10.m=10. 312=3120N (0,75đ)
......................HẾT....................
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Hiền An
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)