đề hgs 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương | Ngày 15/10/2018 | 93

Chia sẻ tài liệu: đề hgs 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Sở giáo dục và đào tạo




Kỳ thi học sinh giỏi
Lớp 9 THCS năm học 2009-2010
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài 150 phút ( không kể giao đề)
Đề thi có 01 trang.
__________________________________________

Câu 1( 2,0 điểm ).
Trình bày sự biến đổi tinh bột trong ống tiêu hóa ở người?
Câu 2( 2,0 điểm ).
Cho một đoạn AND chứa gen cấu trúc có trình tự các nucleotit như sau: 5’……AXATGTXTGGTGAAAGXAXXTAGXG…3’
3’…….TGTAXAGAXXAXTTTXGTGGATXGX…5’
a/ Viết trình tự các ribonucleotit của mARN được sao mã từ gen trên.Giải thích?
b/ Viết trình tự các axitamin của chuỗi polipeptit được giải mã hoàn chỉnh từ đoạn gen trên.Biết các bộ ba qui định mã hóa các axitamin như sau: GAA: axit Glutamic; UXU,AGX: Xeri; GGU:Glixin; AXX:Threonin;
UAU: Tirozin; AUG: Mã mở đầu; UAG: Mã kết thúc.
Câu 3( 3,0 điểm ).
Thể đa bội là gì?Nguyên nhân và cơ chế tạo thành thể đa bội?Cơ thể đa bội khác với cơ thể lưỡng bội như thế nào?
Câu 4( 2,5 điểm ).
Kỹ thuật gen là gì?Trình bày các khâu của kỹ thuật gen và nêu các ứng dụng của kỹ thuật gen?
Câu 5( 3,0 điểm ).
Một quần xã sinh vật có các quần thể sinh vật cùng chung sống:
cây xanh,cú,diều hâu,mèo,chim,rắn,chuột,vi sinh vật.
a/ Thế nào là chuỗi thức ăn? Có mấy loại chuỗi thức ăn? Hãy xếp các loài sinh vật trên thành các chuỗi thức ăn?
b/ Giả sử trong chuỗi thức ăn diều hâu không bị loài nào tiêu thụ,có phải số lượng diều hâu sẽ tăng mãi không? Vì sao?
Câu6( 2,5 điểm ).
Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của ưu thế lai? Các phương pháp tạo ưu thế lai.Tại sao không dùng cơ thể lai F1 làm giống? Muốn duy trì ưu thế lai người ta làm thế nào?
Câu 7( 2,0 điểm ).
Gen A tổng hợp chuỗi polipeptit ,gen B tổng hợp được chuỗi polipeptit .Số phân tử H2O được giải phóng khi hoàn thành quá trình tổng hợp 2 chuỗi polipeptit là 396.Số lượt tARN tham gia tổng hợp chuỗi polipeptit nhiều hơn chuỗi polipeptit là 100. Tính số axitamin trong 2 chuỗi polipeptit được tổng hợp từ 2 gen trên.
Câu 8( 3,0 điểm ).
Cho lai hai giống lúa thuần chủng thân cao,hạt tròn với thân thấp,hạt dài được F1.Người ta tiếp tục cho F1 lai với giống lúa khác thu được F2 có tỷ lệ như sau:
50% thân cao,hạt dài ; 25% thân cao,hạt tròn ; 25%thân thấp,hạt dài.
Em hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho kết quả trên.Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
_______________________HẾT_________________________
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên:………………………………………….SBD:………………

HƯỚNG DẪN CHẤM

KIẾN THỨC
ĐIỂM

Câu 1(2.0 điểm)
Sự biến đổi tinh bột trong ống tiêu hóa:
+ Trong khoang miệng:
Tinh bột cùng các thức ăn khác được răng nhai,lưỡi đảo trộn làm nát thức ăn và thấm đẫm nước bọt.
Trong nước bọt có enzim amilaza biến đổi 1 phần tinh bột thành đường đôi.
+ Trong dạ dày:
Tinh bột tiếp tục được cơ thành dạ dày co bóp nghiền nát hơn và thấm dịch vị.
Trong dạ dày thời gian đầu tinh bột vẫn chịu sự tác dụng của enzim amilaza,thời gian sau tinh bột không được biến đổi gì về mặt hóa học.
+ Trong ruột non:
Sự co bóp phối hợp của các cơ thành ruột non tạo lực đẩy dần xuống các phần tiếp theo của ruột,đồng thời giúp thức ăn thấm đều dịch mật,dịch tụy và dịch ruột.
Các enzim trong dịch tụy và dịch ruột biến đổi tinh bột và đường đôi thành đường đơn.
Đường đơn được hấp thụ qua thành ruột còn chất thải đưa xuống ruột già để thải ra ngoài.
Câu 2(2.0 điểm)
a/ Trình tự các ribonucleotit của mARN:
5’….AUG UXU GGU GAA AGX AXX UAG… 3’
+ Giải thích:
Mạch mã gốc tổng hợp mARN mạch 3’ …5’.enzim di chuyển trên mạch mã gốc theo chiều 3’ …5’ và phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 5’ ...3’.
Các ribonu liên kết với các nu trên mạch mã gốc của gen theo NTBS A-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương
Dung lượng: 32,12KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)