DE-HDC VAN 7-HKII-2012-2013
Chia sẻ bởi Trần Thái Bình |
Ngày 11/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: DE-HDC VAN 7-HKII-2012-2013 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn : Ngữ Văn - Lớp 7
Thời gian : 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC:
(Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
I- VĂN – TIẾNG VIỆT : (4đ)
Câu 1 :(2đ) Cho đoạn văn :
“ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.”
a/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ?
b/ Xác định phép liệt kê trong đoạn văn trên.
c/ Từ nội dung trong đoạn văn trên em học tập được điều gì ở Bác ?
Câu 2 :(1đ) Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân” ? Nêu một việc làm thể hiện nội dung câu tục ngữ trên.
Câu 3 :(1đ) Trong hai câu sau câu nào là câu bị động ? Chuyển câu bị động đó thành câu chủ động.
a/ Chân em bị đau.
b/ Em được thầy giáo khen.
II- LÀM VĂN : (6đ)
Nhân dân có câu “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
----- HẾT -----
UBND HUYỆN TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn :Ngữ văn. Lớp 7
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1:
a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Tác giả : Phạm Văn Đồng.
b/ Phép liệt kê : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
c/ Từ nội dung trong đoạn văn trên em học tập được từ Bác là :biết sống giản dị trong mọi phương diện, ăn ở gọn gàng ngăn nắp.
0,5đ
0,5đ
1đ
Câu 2:
- Yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình.
- Học sinh nêu một việc làm cụ thể, thể hiện lòng yêu thương con người
0,5đ
0,5đ
Câu 3:
Câu b/ Em được thầy giáo khen.
Chuyển sang câu chủ động : Thầy giáo khen em.
0,5đ
0,5đ
Làm Văn
Làm văn: (6đ)
Mở bài: (1đ)
Giới thiệu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Thân bài: (4đ)
Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ : Cần phải đi nhiều nơi cho biết nơi này nơi khác. Suốt ngày ở nhà với mẹ sẽ không biết được nhiều….
Giải thích nghĩa bóng của câu tục ngữ : Câu tục ngữ không chỉ đúc kết kinh nghiệm mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín là đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn, để khôn ngoan hơn…
Đưa ra dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề đi nhiều để biết nhiều:
+ Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn
+ Đi một bữa chợ, học một mớ khôn
+ Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng…
+ Ví dụ đi tham quan, du lịch…. giúp mở mang tầm nhìn, sự hiểu biết.....
Kết bài: (1đ)
Khẳng định giá trị câu tục ngữ vẫn còn ý nghĩa đối với ngày nay.
( Biểu điểm bài tập làm văn:
Đáp ứng đủ các yêu cầu của đề.
Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên.
Đáp ứng được nửa các yêu cầu của đề.
Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Hoàn toàn lạc đề.
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
6đ
5đ
4đ
3đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thái Bình
Dung lượng: 11,08KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)