ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 7 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG)
Chia sẻ bởi Trần Minh Quân |
Ngày 11/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 7 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN NGỮ VĂN 7(Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1 (3 đ): Cho hai câu thơ sau:
Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
a) Trong hai câu thơ trên, có một từ bị chép sai, đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó?
b) Hai câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó ?
c) Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên ? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó ?
Câu 2 (7đ): Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết :
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru…”
(trích ‘Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa’’ )
Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về vai trò của lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1
Câu 1(3đ) :
a) Từ bị chép sai là từ đêm.(0,25đ)
- Sửa lại : Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.(0,25đ)
b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh (0,5 đ)
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ :
Bài thơ được làm ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1947 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) (0,5đ)
c) Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:
- So sánh: cảnh khuya như vẽ (0,25đ)
- Điệp vòng tròn: chưa ngủ được đặt ở cuối câu trước và đầu câu sau (0,25đ).
- Tác dụng:
+ Vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như một bức tranh sơn mài của núi rừng Việt Bắc khi màn đêm buông xuống. Qua đó, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người nghệ sĩ: say mê trước vẻ đẹp nên thơ của đêm trăng.(0,5đ)
+ Điệp ngữ chưa ngủ ở cuối câu trước và đầu câu sau như một bản lề mở ra 2 cung bậc tâm trạng của nhân vật trữ tình: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo nước nhà. Hai tâm trạng đó thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hoà hợp giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.(0,5đ)
Câu 2 (7đ):
- Viết được một bài văn bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
Cần đáp ứng các yêu cầu sau:
* Viết đúng thể loại văn biểu cảm. Bài viết có đầy đủ 3 phần: Mở bài , thân bài, kết bài.
a) Mở bài
- Giới thiệu đối tượng biểu cảm: lời ru của mẹ.
- Khái quát được tình cảm của mình đối với tình mẹ được thể hiện qua lời ru.
b) Thân bài: Bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc của mình đối với tình mẹ thông qua lời mẹ ru. Cần đảm bảo các ý:
- Mẹ ru con từ khi còn nằm trong nôi, lời mẹ ru thường là những bài ca dao, lời hát dân gian .
- Mẹ ru con để mong con khôn lớn từng ngày => bộc lộ tình cảm yêu thương với đứa con của mình và gửi gắm những ước mơ của mẹ về tương lai của con…
- Lời ru của mẹ khiến con ngủ ngon, lời ru là mạch ngầm nuôi dưỡng tâm hồn con từ tuổi ấu thơ… khiến tâm hồn con người trở lên sâu sắc hơn.
- Lời ru là sợi gắn kết tình cảm giữa con và mẹ
- Khi lớn lên, lời ru của mẹ vẫn theo con đến suốt cuộc đời như một lời nhắc nhở: dù con có lớn khôn nhưng với mẹ bao giờ con cũng vẫn còn bé nhỏ, mẹ luôn theo dõi bước đi của con và mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần cho con khi con vấp ngã trong cuộc đời.
c) Kết bài
- Qua đây, ta thấy mẹ luôn là người nặng lòng với con cái…
- Con cái cần phải phấn đấu học tập và rèn luyện để xứng đáng với lời ru của mẹ, xứng với tình cảm bao la mà mẹ dành cho mình.
*Quá trình viết bài cần bộc lộ rõ tình cảm: trân trọng, kính yêu, thương mến đối với lời ru của mẹ.
*Các phần, các đoạn trong bài phải có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc.
*Viết đúng chính tả, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu; trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
HUYỆN NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN NGỮ VĂN 7(Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1 (3 đ): Cho hai câu thơ sau:
Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
a) Trong hai câu thơ trên, có một từ bị chép sai, đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó?
b) Hai câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó ?
c) Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên ? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó ?
Câu 2 (7đ): Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết :
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru…”
(trích ‘Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa’’ )
Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về vai trò của lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1
Câu 1(3đ) :
a) Từ bị chép sai là từ đêm.(0,25đ)
- Sửa lại : Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.(0,25đ)
b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh (0,5 đ)
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ :
Bài thơ được làm ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1947 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) (0,5đ)
c) Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:
- So sánh: cảnh khuya như vẽ (0,25đ)
- Điệp vòng tròn: chưa ngủ được đặt ở cuối câu trước và đầu câu sau (0,25đ).
- Tác dụng:
+ Vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như một bức tranh sơn mài của núi rừng Việt Bắc khi màn đêm buông xuống. Qua đó, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người nghệ sĩ: say mê trước vẻ đẹp nên thơ của đêm trăng.(0,5đ)
+ Điệp ngữ chưa ngủ ở cuối câu trước và đầu câu sau như một bản lề mở ra 2 cung bậc tâm trạng của nhân vật trữ tình: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo nước nhà. Hai tâm trạng đó thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hoà hợp giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.(0,5đ)
Câu 2 (7đ):
- Viết được một bài văn bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
Cần đáp ứng các yêu cầu sau:
* Viết đúng thể loại văn biểu cảm. Bài viết có đầy đủ 3 phần: Mở bài , thân bài, kết bài.
a) Mở bài
- Giới thiệu đối tượng biểu cảm: lời ru của mẹ.
- Khái quát được tình cảm của mình đối với tình mẹ được thể hiện qua lời ru.
b) Thân bài: Bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc của mình đối với tình mẹ thông qua lời mẹ ru. Cần đảm bảo các ý:
- Mẹ ru con từ khi còn nằm trong nôi, lời mẹ ru thường là những bài ca dao, lời hát dân gian .
- Mẹ ru con để mong con khôn lớn từng ngày => bộc lộ tình cảm yêu thương với đứa con của mình và gửi gắm những ước mơ của mẹ về tương lai của con…
- Lời ru của mẹ khiến con ngủ ngon, lời ru là mạch ngầm nuôi dưỡng tâm hồn con từ tuổi ấu thơ… khiến tâm hồn con người trở lên sâu sắc hơn.
- Lời ru là sợi gắn kết tình cảm giữa con và mẹ
- Khi lớn lên, lời ru của mẹ vẫn theo con đến suốt cuộc đời như một lời nhắc nhở: dù con có lớn khôn nhưng với mẹ bao giờ con cũng vẫn còn bé nhỏ, mẹ luôn theo dõi bước đi của con và mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần cho con khi con vấp ngã trong cuộc đời.
c) Kết bài
- Qua đây, ta thấy mẹ luôn là người nặng lòng với con cái…
- Con cái cần phải phấn đấu học tập và rèn luyện để xứng đáng với lời ru của mẹ, xứng với tình cảm bao la mà mẹ dành cho mình.
*Quá trình viết bài cần bộc lộ rõ tình cảm: trân trọng, kính yêu, thương mến đối với lời ru của mẹ.
*Các phần, các đoạn trong bài phải có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc.
*Viết đúng chính tả, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu; trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 142,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)