ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 7 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG)
Chia sẻ bởi Trần Minh Quân |
Ngày 11/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ+ ĐÁP ÁN VĂN 7 KÌ 1-2011(NINH GIANG-HẢI DƯƠNG) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Phòng GD & ĐT Ninh Giang
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2011-2012
Môn thi: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (2 điểm)
Hãy lí giải hành động ngẩng đầu và cúi đầu của tác giả Lí Bạch trong bài thơ Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
Câu 2: (3điểm)
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1)
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung.
Câu 3: (5 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
----------- Hết -----------
Người ra đề
GV: Bùi Thị Thương
Phòng GD & ĐT Ninh Giang
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2011-2012
Môn thi: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Câu 2
Hãy lí giải hành động ngẩng đầu và cúi đầu của tác giả Lí Bạch trong bài thơ Tĩnh dạ tứ
* Yêu cầu về nội dung:
Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động ngẩng đầu: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng
(0,5điểm)
+ Hành động cúi đầu ( Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình.
(0,5điểm)
+ Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ( Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng
(0,5điểm)
* Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết cấu mạch lạc.
(0,5điểm)
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ:
- Điệp ngữ: vì . Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng.
(0,5điểm)
- Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể.
(0,5điểm)
* Lưu ý: Phép liệt kê ở đây về bản chất là liệt kê theo kiểu tăng tiến – trình tự khái quát đến cụ thể cũng nhằm khắc sâu thêm lòng yêu quê hương, đất nước. Thí sinh trình bày “tăng tiến” là chấp nhận được.
b. Viết đoạn văn cảm nhận:
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu.
(0,25điểm)
- Điệp ngữ cách quãng “nghe” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
(0,25điểm)
- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.
(0,5điểm)
- Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2011-2012
Môn thi: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (2 điểm)
Hãy lí giải hành động ngẩng đầu và cúi đầu của tác giả Lí Bạch trong bài thơ Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
Câu 2: (3điểm)
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1)
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung.
Câu 3: (5 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
----------- Hết -----------
Người ra đề
GV: Bùi Thị Thương
Phòng GD & ĐT Ninh Giang
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2011-2012
Môn thi: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Câu 2
Hãy lí giải hành động ngẩng đầu và cúi đầu của tác giả Lí Bạch trong bài thơ Tĩnh dạ tứ
* Yêu cầu về nội dung:
Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động ngẩng đầu: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng
(0,5điểm)
+ Hành động cúi đầu ( Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình.
(0,5điểm)
+ Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ( Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng
(0,5điểm)
* Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết hoàn chỉnh một văn bản ngắn có đủ ba phần, diễn đạt tốt, kết cấu mạch lạc.
(0,5điểm)
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ:
- Điệp ngữ: vì . Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng.
(0,5điểm)
- Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể.
(0,5điểm)
* Lưu ý: Phép liệt kê ở đây về bản chất là liệt kê theo kiểu tăng tiến – trình tự khái quát đến cụ thể cũng nhằm khắc sâu thêm lòng yêu quê hương, đất nước. Thí sinh trình bày “tăng tiến” là chấp nhận được.
b. Viết đoạn văn cảm nhận:
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu.
(0,25điểm)
- Điệp ngữ cách quãng “nghe” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
(0,25điểm)
- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.
(0,5điểm)
- Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 79,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)