Đề-đáp án Văn 7 HKII(2011-2012)

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Sơn | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề-đáp án Văn 7 HKII(2011-2012) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 2   ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2011-2012 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO       MÔN NGỮ VĂN LỚP 7         Thời gian làm bài: 90 phút
Không kể thời gian phát đề.        

Câu 1: (2 đ)

a. Chép lại một câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Cho biết ý nghĩa câu tục ngữ trên (1đ)
b. Nêu nghệ thuật và nội dung chính của bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) (1đ)

Câu 2: (3 đ)

a.Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành câu bị động:
“Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào” (1đ)


b.Viết đoạn văn ngắn (6(8 câu) tả cảnh thiên nhiên trong đó có sử dụng trạng ngữ. (2 đ)

Câu3: (5 đ)


Em hãy viết một bài văn chứng minh tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta./.





UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 2   HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO       KIỂM TRA HỌC KỲ II. NH 2011-2012

Câu 1: (2 đ)
a. Học sinh chép chính xác một câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. 0.5đ.
Nêu đúng ý nghĩa của câu tục ngữ đó: 0.5đ
b. Học sinh nêu đúng nội dung chính của bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) (0.5 đ); nêu đúng nghệ thuật của bài (0.5 đ)
Giáo viên căn cứ trên bài làm thực tế của HS mà quyết định số điểm cho phù hợp.
Câu 2: (3 đ)
a. Học sinh chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động phù hợp (1đ)
b. Học sinh viết đoạn văn
- Đúng số câu : 0.5đ. - Đúng chủ đề : 0.5đ
- Có dùng trạng ngữ: 0.5đ - Diễn đạt tốt : 0.5đ
Câu3: (5 đ)
- Yêu cầu về hình thức: Bài văn nghị luận với bố cục rõ ràng, chi tiết.
- Yêu cầu về nội dung: người viết phải trình bày được vấn đề cần nghị luận một cách mạch lạc, chặt chẽ về:
Giải thích sơ lược: “Uống nước nhớ nguồn” là gì ?
Những biểu hiện “Uống nước nhớ nguồn” trong gia đình (Những tình cảm, việc làm của thế hệ sau với thế hệ trước)
Những biểu hiện “Uống nước nhớ nguồn” trong nhà trường (Đối với truyền thống nhà trường, học sinh đối với thầy cô giáo …)
Những biểu hiện “Uống nước nhớ nguồn” trong xã hội (Kỉ niệm những ngày lịch sử, nhớ về cội nguồn, nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ …)
Từ những biểu hiện đẹp về tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, bản thân rút ra quan niệm và lối sống phù hợp.
- Yêu cầu về kĩ năng: biết cách trình bày bài văn nghị luận chứng minh, làm rõ vấn đề và thuyết phục người đọc.
Giáo viên căn cứ trên bài làm thực tế của học sinh mà quyết định số điểm cho phù hợp.
TIÊU CHUẨN CHẤM ĐIỂM
- Điểm 4-5: - Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên;
- Thể hiện khả năng quan sát tinh tế,
- Biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu; bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2- 3: - Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản;
- Có thể hiện khả năng quan sát lựa chọn chi tiết tiêu biểu;
- Diễn đạt chưa mạch lạc; mắc 4-5 lỗi chính tả.
- Điểm 01: - Bài viết sơ sài; diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả;
- Chỉ viết được mở bài hoặc một phần của thân bài.
- Điểm 0: Trình bày không đúng ý nào hoặc để giấy trắng.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Sơn
Dung lượng: 35,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)