Đề, đáp án thi THPT Sinh học
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tiến |
Ngày 15/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án thi THPT Sinh học thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THANH LIÊM
TRƯỜNG THCS LIÊM PHONG
--------------------
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút
Câu 1. (3,5 điểm)
a) Thế nào là tính trạng, cặp tính trạng tương phản, kiểu gen, kiểu hình, giống thuần chủng?
b) Lai phân tích là gì? Mục đích của phép lai phân tích?
Câu 2: (2 điểm)
Phân biệt NST thường, NST giới tính?
Câu 3. (3 điểm)
a) Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?
b) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
- G – T – G – X – T – A – G – T - A
Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó?
Câu 4. (3 điểm)
Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp gì?
Câu 5. (2,5 điểm)
Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến cấu trúc gen. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
Câu 6. (3điểm)
Giả sử có các quần thể sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
a) Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.
b) Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.
Câu 7. (3 điểm)
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Viết sơ đồ lai và xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình F1 trong các trường hợp sau:
a) P: cây quả vàng x cây quả vàng
b) P: cây quả đỏ x cây quả đỏ
--------------- Hết ---------------
PHÒNG GD&ĐT THANH LIÊM
TRƯỜNG THCS LIÊM PHONG
--------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 120 phút
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(3,5 điểm)
a)
- Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về hình thái, sinh lý của một cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái khác nhau thuộc cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau.
- Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
- Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
- Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
b) - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tín trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
- Mục đích của phép lai phân tích: nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
0,75
0,25
Câu 2
(2 điểm)
Phân biệt NST thường, NST giới tính
NST giới tính
NST thường
- Tồn tại một cặp trong tế bào
- Tồn tại thành cặp đồng dạng hoặc không đồng dạng.
- Chủ yếu mang gen quy định giới tính.
- Thường tồn tại với số cặp nhiều hơn một trong tế bào.
- Luôn luôn tồn tại thành từng cặp đồng dạng.
- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường.
0,5
0,75
0,75
Câu 3
(3 điểm)
a) Tính đa dạng, đặc thù của ADN và hệ quả của NTBS:
- ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtít. Do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtít đã tạo nên tính đa dạng của ADN. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.
- Phân tử ADN có tính đa dạng và đặc thù vì nó thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
TRƯỜNG THCS LIÊM PHONG
--------------------
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút
Câu 1. (3,5 điểm)
a) Thế nào là tính trạng, cặp tính trạng tương phản, kiểu gen, kiểu hình, giống thuần chủng?
b) Lai phân tích là gì? Mục đích của phép lai phân tích?
Câu 2: (2 điểm)
Phân biệt NST thường, NST giới tính?
Câu 3. (3 điểm)
a) Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?
b) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
- G – T – G – X – T – A – G – T - A
Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó?
Câu 4. (3 điểm)
Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp gì?
Câu 5. (2,5 điểm)
Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến cấu trúc gen. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
Câu 6. (3điểm)
Giả sử có các quần thể sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
a) Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.
b) Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.
Câu 7. (3 điểm)
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Viết sơ đồ lai và xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình F1 trong các trường hợp sau:
a) P: cây quả vàng x cây quả vàng
b) P: cây quả đỏ x cây quả đỏ
--------------- Hết ---------------
PHÒNG GD&ĐT THANH LIÊM
TRƯỜNG THCS LIÊM PHONG
--------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 120 phút
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(3,5 điểm)
a)
- Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về hình thái, sinh lý của một cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái khác nhau thuộc cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau.
- Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
- Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
- Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
b) - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tín trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
- Mục đích của phép lai phân tích: nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
0,75
0,25
Câu 2
(2 điểm)
Phân biệt NST thường, NST giới tính
NST giới tính
NST thường
- Tồn tại một cặp trong tế bào
- Tồn tại thành cặp đồng dạng hoặc không đồng dạng.
- Chủ yếu mang gen quy định giới tính.
- Thường tồn tại với số cặp nhiều hơn một trong tế bào.
- Luôn luôn tồn tại thành từng cặp đồng dạng.
- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường.
0,5
0,75
0,75
Câu 3
(3 điểm)
a) Tính đa dạng, đặc thù của ADN và hệ quả của NTBS:
- ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtít. Do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtít đã tạo nên tính đa dạng của ADN. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.
- Phân tử ADN có tính đa dạng và đặc thù vì nó thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tiến
Dung lượng: 103,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)