Đề, đáp án thi THPT Chuyên Sinh

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tiến | Ngày 15/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án thi THPT Chuyên Sinh thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT THANH LIÊM
TRƯỜNG THCS LIÊM PHONG
--------------------
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút


Câu 1. (2,5 điểm)
Biến dị tổ hợp là gì?
Những cơ chế nào làm phát sinh biến dị tổ hợp ? Vì sao ?
Câu 2: (3,5 điểm)
a) Lập bảng so sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng.
b) Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay gái đúng hay sai ?
Câu 3. (3 điểm)
Trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc ARN với cấu trúc ADN?
Câu 4. (3 điểm)
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm những dạng nào? Nêu nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 5. (2 điểm)
Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? Vai trò của trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền học người?
Câu 6. (4 điểm)
Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp gen dị hợp dài 5100 A0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có1350 Ađênin.
a) Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.
b) Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu?
Câu 7. (2 điểm)
Nghiên cứu quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường người ta thấy các hiện tượng:
1) Nấm và tảo cùng sống với nhau để tạo thành địa y.
2) Địa y sống bám trên cành cây..
Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ gì? Nêu tên gọi cụ thể của mỗi dạng quan hệ và so sánh hai hình thức quan hệ này.

--------------- Hết ---------------

PHÒNG GD&ĐT THANH LIÊM
TRƯỜNG THCS LIÊM PHONG
-------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút


CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM

Câu 1
(2,5 điểm)
1. Khái niệm biến dị tổ hợp:
Biến dị tổ hợp là những kiểu hình khác bố mẹ do sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ theo những cách khác nhau.
0,5


2. Cơ chế làm phát sinh biến dị tổ hợp:
- Sự phân ly độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.

0,5


- Sự tổ hợp tự do của các giao tử trong quá trình thụ tinh.
0,5


3. Giải thích:
- Sự phân ly độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử có tổ hợp các nhân tố di truyền khác nhau.

0,5


- Sự tổ hợp tự do của các loại giao tử khác nhau đã tạo ra rất nhiều kiểu hợp tử phát triển thành nhiều kiểu hình, làm phát sinh biến dị tổ hợp.
0,5

Câu 2
(3,5 điểm)
a. Lập bảng so sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng.




Di truyền độc lập
Di truyền liên kết

PB : Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
AaBb x aabb
G: AB,Ab,aB,ab ab
FB: 1AaBb : 1Aabb : aaBb : aabb
- Kiểu hình: 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
- Xuất hiện biến dị tổ hợp: vàng nhăn và xanh trơn.
PB: Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh cụt.
BV/ bv x bv/bv
G: BV , bv bv
FB: 1BV/bv : 1bv/bv

- Kiểu hình: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp.



0,5

0,25
0,25
0,25

0,25


0,5


b.
- Ở nam: qua giảm phân cho 2 loại tinh trùng là 22A + X và 22A + Y.
- Ở nữ : qua giảm phân chỉ sinh ra một loại trứng 22A + X
Hai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tiến
Dung lượng: 112,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)