Đề, đáp án thi HSG môn Sinh 9 ( THCS Hồng Dương)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 15/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án thi HSG môn Sinh 9 ( THCS Hồng Dương) thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH OAI
TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG

ĐỀ THI CHỌN HSG MÔN: SINH HỌC LỚP 9
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Thời gian làm bài: 150 phút
( không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (5 điểm)
Hãy cho biết những điểm khác nhau căn bản giữa:
Cấu trúc ADN và mARN.
Đột biến và thường biến.
NST thường và NST giới tính.
Câu 2 (5.0 điểm)
Hãy so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân? Từ đó rút ra bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh?
Câu 3 (4.0 điểm)
Hãy tự cho một phân tử mARN gồm 9 Nuclêôtít liên kết với nhau? Tìm đoạn gen đã tổng hợp nên mARN trên. ( Biết rằng mạch 2 của gen có chiều 3đến 5). Nếu phân tử mARN trên tham gia vào tổng hợp Prôtêin thì có bao nhiêu a xít amin được tổng hợp?
Giải thích bản chất của mối quan hệ trên?
Câu 4 (6,0 điểm)
Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao - hạt bầu và thân thấp – hạt dài thụ phấn với nhau thu được F1 và tiếp tục cho F1 thụ phấn với nhau. Ở F2 thu được 20000 cây trong đó có 1250 cây thân thấp – hạt bầu.
1) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu hình còn lại ở F2?
2) Cho cây F1 lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình thu được của phép lai sẽ như thế nào?

------------Hết---------
(Cán bộ coi thi không cần giải thích thêm)




HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN SINH LỚP 9
Năm học 2013 – 2014

Câu1 (5.0 điểm) Những điểm khác nhau căn bản giữa:
Cấu trúc ADN và mARN
* Khác nhau: 2đ

Đặc điểm so sánh
ADN
ARN




Cấu tạo



- Đường C5H10O4
- Khối lượng, kích thước lớn
- Có 4 loại đơn phân A, T, G, X
- Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS A-T, X-G và ngược lại.
Đường C5H10O5
- Khối lượng kích thước nhỏ
- Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X.
- Gồm có 1 mạch ở dạng thẳng hoặc dạng xoắn được tổng hợp trên khuôn mẫu là mạch của gen theo NTBS A-U, T-A, X-G, G-X.




2. Đột biến và thường biến.
Đột biến
Thường biến
Điểm

- Là những biến đổi ở cơ sở vật chất di truyền(ADN, NST)

- Có di truyền.

- Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên.


- Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất trong TB cơ thể, ảnh hưởng đến vật chất di truyền.
- Thường có hại cho sinh vật.

- Có di truyền: là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
 - Là những biến đổi KH phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
- Không di truyền.

- Thường phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng, tương ứng với điều kiện của môi trường, có ý nghĩa thích nghi
- Do tác động trực tiếp của môi trường.

- Thường có lợi cho SV, giúp SV thích nghi.
- Không di truyền: không có ý nghĩa đối với tiến hóa và chọn giống.


0.5đ
0.5đ

0.5đ


3. NST thường và NST giới tính.
NST thường
NST giới tính
Điểm

- Có trong tế bào sinh dưỡng với số cặp lớn hơn 1.
- Luôn tồn tại thành từng cặp đồng dạng.


- Mang gen quy định tính trạng
- Có trong tế bào sinh dục và 1 đôi trong tế bào sinh dưỡng
- Tồn tại thành từng cặp đồng dạng (XX) hoặc không đồng dạng (XY) tuy loài hoặc tùy giới.
- Mang gen quy định giới tính

0.5đ

0.5đ

0.5đ


Câu 2 (5.0 điểm) So sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân? Từ đó rút ra bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

So sánh nguyên phân với giảm phân:

- Giống nhau : 1.0đ + Đều xảy ra các kì tương tự nhau
+ Hình dạng NST đều trải qua những biến đổi: đóng xoắn, tập trung ở mặt phẳng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 75,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)