ĐỀ+ĐÁP ÁN THI CUOI NĂM VĂN 7

Chia sẻ bởi Trần Quang Huy | Ngày 11/10/2018 | 119

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ+ĐÁP ÁN THI CUOI NĂM VĂN 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NAM ĐỊNH NĂM HỌC: 2017-2018
Môn: Ngữ Văn – Lớp 7 THCS
ĐỀ CHÍNH THỨC

 (Thời gian làm bài 90 phút)
Đề khảo sát gồm 02 trang
PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)
Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.
Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì?
“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng)
A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.
C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.

B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.
D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
C. Uống nước nhớ nguồn.

B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông.
D. Người ta là hoa đất.

Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [...] (Thép Mới)
A. Một trạng ngữ.
C. Ba trạng ngữ.

B. Hai trạng ngữ.
D. Bốn trạng ngữ.

Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?
A. Câu bị động.
B. Câu chủ động.
 C. Câu rút gọn.
D. Câu đặc biệt.

Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu?
A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt.
C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi.

B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.
D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.

Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau:
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh)
A. Điệp ngữ.
B. Nhân hoá.
C. Liệt kê.
D. Ẩn dụ.

Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!”
A. Xác định thời gian.
C. Gọi đáp.

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Tường thuật.

Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?
A. Ở đâu.
C. Nơi đâu.

 B. Chỗ nào.
D. Khi nào.


PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”
(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)
Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)
Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)
PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)
Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Huy
Dung lượng: 89,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)