Đề đáp án Sinh 9 HK1 17-18

Chia sẻ bởi Nguyễn Lạp | Ngày 15/10/2018 | 73

Chia sẻ tài liệu: Đề đáp án Sinh 9 HK1 17-18 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Sinh học - Lớp 9
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1: (3.0 điểm)
a. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản (không đi sâu vào từng kì) giữa nguyên phân và giảm phân?
b. Có 5 tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân 3 lần liên tiếp, tất cả các tế bào con tạo thành đều bước vào giảm phân. Tính số tinh trùng tạo thành?
Câu 2: (2.0 điểm)
Thế nào là đột biến số lượng NST? Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) và (2n – 1)?
Câu 3: (2.0 điểm)
Một đoạn mạch đơn 1 của ADN có trình tự các Nuclêôtit như sau:
– A – T – A – X – T – G – X – A – T – T – G –
a. Hãy viết đoạn mạch đơn 2 của ADN và đoạn mạch ARNm được tổng hợp từ mạch đơn 2 của ADN?
b. Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?
Câu 4: (3.0 điểm)
Ở cà chua, tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục và mỗi gen quy định một tính trạng.
a. Để F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 1: 1 thì P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Viết sơ đồ lai?
b. Cho cây cà chua dị hợp tự thụ phấn thu được F1 gồm 500 cây. Theo lí thuyết, mỗi kiểu hình ở F1 có số lượng bao nhiêu?

-----Hết-----













HƯỚNG DẪN CHẤM SINH HỌC 9 – HỌC KÌ 1
2017 - 2018





Câu 1
(3.0 điểm)
a. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân:
* Giống nhau:
- Đều xảy ra các kì phân bào: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng xoắn và tháo xoắn
- Đều có sự nhân đôi NST ở kì trung gian. - Đều là cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài.
* Khác nhau:
Nguyên phân
Giảm phân

- Xảy ra ở tất cả tế bào (2n)

- Xảy ra 1 lần phân bào.
- Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con
- Bộ NST của tế bào con giống của tế bào mẹ (2n)
- Xảy ra ở tế bào sinh dục (2n), thời kì chín
- Xảy ra 2 lần phân bào.
- Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 4 tế bào con
- Bộ NST của tế bào con là n giảm một nửa so với tế bào mẹ (2n).


b. Số tinh trùng tạo thành: 5. 23 . 4 = 160 (tinh trùng)



0.25 đ
0.25 đ

0.25 đ
0.25 đ



0.25 đ

0.25 đ
0.25 đ

0.25 đ


1.0 đ



Câu 2:
(2.0 điểm)
*Đột biến số lượng NST: là những biến đổi về số lượng xảy ra ở một, một số cặp NST hoặc tất cả bộ NST.
*Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) và (2n – 1):
Do sự phân ly không bình thường của 1 cặp NST trong giảm phân để hình thành giao tử.
P: | | (BT) x \ \ (ĐB)

GP: | \ \ O

F1: | \\ |
(2n + 1) ; (2n – 1)
0,5 đ


1.0 đ


0,5 đ





Câu 3:
(2.0 điểm)

a. Viết đoạn mạch đơn 2 của ADN và đoạn mạch ARNm được tổng hợp từ mạch đơn 2 của ADN:
m1: – A – T – A – X – T – G – X – A – T – T – G –
ADN
m2(kh):– T – A – T – G – A – X – G – T – A – A – X –

ARN: – A – U – A – X – U – G – X – A – U – U – G – b. ADN có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lạp
Dung lượng: 59,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)