Đề, đáp án HSG sinh 9 năm 2015 TV
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 15/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án HSG sinh 9 năm 2015 TV thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD &ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH VĂN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2015 – 2016
Môn thi: Sinh học .
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4đ). Nhóm bạn Tuấn thực hiện thí nghiệm để xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng hình dạng và màu sắc hạt của một loài cây như sau:
Cho hai giống thuần chủng hạt tròn, màu trắng và hạt bầu dục, màu đỏ lai với nhau được F1 toàn hạt tròn, màu hồng. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được 900 hạt trên các cây F1 với 3 kiểu hình. Em hãy cùng với nhóm bạn Tuấn xác định quy luật di truyền đã chi phối phép lai trong thí nghiệm trên và tính số hạt của mỗi loại kiểu hình ?
Câu 2: (4đ)
Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau, kì cuối trong giảm phân có gì khác với trong nguyên phân?
Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác căn bản so với kết quả của giảm phân II? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm?
Câu 3: (2đ)
Xét 6 tế bào cùng loài đều thực hiện nguyên phân số lần bằng nhau đã hình thành 192 tế bào con. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi tế bào?
Nếu quá trình nguyên phân cần được môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 2232 NST đơn bội thì bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu?
Câu 4 (3 điểm)
a.Trình bày quá trình nhân đôi của ADN ?
b.So sánh quá trình tổng hợp ADN với quá trình tổng hợp ARN ?
Câu 5: (3đ)
Xét một cặp NST tương đồng chứa một cặp gen dị hợp là: Aa, mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô, gen lặn có 3240 liên kết hiđrô.
a. Số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
b. Khi có hiện tượng giảm phân lần I, nhiễm sắc thể phân li không bình thường thì số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử được hình thành là bao nhiêu?
Câu 6: (4 điểm)
a) Hãy cho biết những điểm khác nhau căn bản giữa đột biến và thường biến.
b) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen?./.
- Hết -
PHÒNG GD &ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH VĂN
ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: SINH HỌC 9
Câu 1. (4đ)
P thuần chủng, F1 đồng loạt mang KH tròn, hồng Tính trạng tròn trội hoàn toàn so với bầu dục, tính trạng hồng là tính trạng trung gian của hai tính trạng đỏ và trắng của bố mẹ (0,25 đ)
Quy ước: A quy định hạt tròn, a quy định hạt bầu dục
B quy định màu đỏ, b quy định màu trắng Bb quy định màu hồng (0,25đ)
Theo quy luật phân ly ở F2 cặp tính trạng hạt có tỷ lệ: 3tròn: 1 bầu dục; cặp tính trạng màu sắc hạt cho tỷ lệ: 1đỏ: 2hồng: 1trắng
Nếu hai cặp gen trên phân ly độc lập thì F2 có 6 kiểu hình là với tỷ lệ:
(3tròn: 1bầu dục)( 1đỏ : 2hồng : 1 trắng)
=3 tròn, đỏ: 6 tròn hồng: 3tròn, trắng: 1bầu dục, đỏ: 2 bầu dục, hồng: 1bầu dục,trắng
Nhưng ở đây chỉ có 3 kiểu hình vì thế hai cặp gen này liên kết với nhau. (0,75 đ)
Vậy ta có sơ đồ lai:
P: Ab aB
(tròn, trắng ) x (bầu dục, đỏ) (0,25 đ)
Ab aB
F1: Ab Ab
(tròn, hồng ) x (tròn, hồng) ( 0,25 đ)
aB aB
F2: Ab Ab aB
1 (tròn,trắng): 2 ( tròn,hồng) :1 (bầu dục, đỏ) (0,25 đ)
Ab aB aB
( Nếu quy ước gen B quy định màu trắng, b màu đỏ thì gen A liên kết với gen B,a liên kết với b)
Kiểu hình tròn, hồng chiếm tỷ lệ 1/2
TRƯỜNG THCS THANH VĂN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2015 – 2016
Môn thi: Sinh học .
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4đ). Nhóm bạn Tuấn thực hiện thí nghiệm để xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng hình dạng và màu sắc hạt của một loài cây như sau:
Cho hai giống thuần chủng hạt tròn, màu trắng và hạt bầu dục, màu đỏ lai với nhau được F1 toàn hạt tròn, màu hồng. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được 900 hạt trên các cây F1 với 3 kiểu hình. Em hãy cùng với nhóm bạn Tuấn xác định quy luật di truyền đã chi phối phép lai trong thí nghiệm trên và tính số hạt của mỗi loại kiểu hình ?
Câu 2: (4đ)
Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau, kì cuối trong giảm phân có gì khác với trong nguyên phân?
Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác căn bản so với kết quả của giảm phân II? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm?
Câu 3: (2đ)
Xét 6 tế bào cùng loài đều thực hiện nguyên phân số lần bằng nhau đã hình thành 192 tế bào con. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi tế bào?
Nếu quá trình nguyên phân cần được môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 2232 NST đơn bội thì bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu?
Câu 4 (3 điểm)
a.Trình bày quá trình nhân đôi của ADN ?
b.So sánh quá trình tổng hợp ADN với quá trình tổng hợp ARN ?
Câu 5: (3đ)
Xét một cặp NST tương đồng chứa một cặp gen dị hợp là: Aa, mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô, gen lặn có 3240 liên kết hiđrô.
a. Số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
b. Khi có hiện tượng giảm phân lần I, nhiễm sắc thể phân li không bình thường thì số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử được hình thành là bao nhiêu?
Câu 6: (4 điểm)
a) Hãy cho biết những điểm khác nhau căn bản giữa đột biến và thường biến.
b) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen?./.
- Hết -
PHÒNG GD &ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH VĂN
ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: SINH HỌC 9
Câu 1. (4đ)
P thuần chủng, F1 đồng loạt mang KH tròn, hồng Tính trạng tròn trội hoàn toàn so với bầu dục, tính trạng hồng là tính trạng trung gian của hai tính trạng đỏ và trắng của bố mẹ (0,25 đ)
Quy ước: A quy định hạt tròn, a quy định hạt bầu dục
B quy định màu đỏ, b quy định màu trắng Bb quy định màu hồng (0,25đ)
Theo quy luật phân ly ở F2 cặp tính trạng hạt có tỷ lệ: 3tròn: 1 bầu dục; cặp tính trạng màu sắc hạt cho tỷ lệ: 1đỏ: 2hồng: 1trắng
Nếu hai cặp gen trên phân ly độc lập thì F2 có 6 kiểu hình là với tỷ lệ:
(3tròn: 1bầu dục)( 1đỏ : 2hồng : 1 trắng)
=3 tròn, đỏ: 6 tròn hồng: 3tròn, trắng: 1bầu dục, đỏ: 2 bầu dục, hồng: 1bầu dục,trắng
Nhưng ở đây chỉ có 3 kiểu hình vì thế hai cặp gen này liên kết với nhau. (0,75 đ)
Vậy ta có sơ đồ lai:
P: Ab aB
(tròn, trắng ) x (bầu dục, đỏ) (0,25 đ)
Ab aB
F1: Ab Ab
(tròn, hồng ) x (tròn, hồng) ( 0,25 đ)
aB aB
F2: Ab Ab aB
1 (tròn,trắng): 2 ( tròn,hồng) :1 (bầu dục, đỏ) (0,25 đ)
Ab aB aB
( Nếu quy ước gen B quy định màu trắng, b màu đỏ thì gen A liên kết với gen B,a liên kết với b)
Kiểu hình tròn, hồng chiếm tỷ lệ 1/2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 76,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)