Đề, đáp án HSG sinh 9 năm 2015 NT
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 15/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án HSG sinh 9 năm 2015 NT thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỰC – TT KIM BÀI
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2015- 2016
Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4đ)
Ở ngô,thực hiện 2 phép lai người ta thu được kết quả sau:
-Phép lai 1: P1: Quả dài,hạt nhiều x Quả dài, hạt ít.
F1-1: 37,5% cây quả dài, hạt nhiều.
37,5% cây quả dài, hạt ít.
12,5% cây quả ngắn, hạt nhiều.
12,5% cây quả ngắn, hạt ít.
- Phép lai 2: P2: Quả dài,hạt nhiều x Quả ngắn, hạt nhiều.
F1-2: 37,5% cây quả dài, hạt nhiều.
37,5% cây quả ngắn, hạt nhiều.
12,5% cây quả dài, hạt ít.
12,5% cây quả ngắn, hạt ít.
Biết mỗi tính trạng do một cặp gen điều khiển.
Hãy biện luận quy luật di truyền và lập sơ đồ của hai phép lai.
Câu 2: (4đ)
a. Mô tả sơ lược quá trình nhân đôi của ADN?
b. Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ADN và cơ chế tổng hợp ARN ?
Câu 3:(3 điểm)
Một gen có tổng số nuclêôtit là 3000. Do đột biến mất một số cặp nuclêôtit nên số nuclêôtit của gen còn lại là 2994.
a. Xác định chiều dài của gen trước và sau đột biến?
b. Số nuclêôtit mỗi lọai và số liên kết hiđrô của gen đột biến so với gen trước đột biến có sự thay đổi như thế nào?
Câu 4(3 điểm):
a/ Vì sao nói nhiễm sắc thể được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?
b/ Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy.
Câu 5(3 điểm)
3 hợp tử cùng loài đều nguyên phân.Số tế bào con sinh ra từ hợp tử thứ nhất bằng 25% so với số tế bào con sinh ra từ hợp tử thứ hai.Sau một số lần nguyên phân,hợp tử thứ 3 hình thành số tế bào con chứa 256NST.Tổng số NST trong các tế bào con phát sinh từ cả 3 hợp tử là 896.
Biết bộ NST lưỡng bội của loài bằng 32.Xác định:
1.Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?
2.Số NST đơn môi trường cung cấp cho các hợp tử trên.
Câu 6(3đ)
1.Đột biến gen là gì? Các loại đột biến gen?Nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến gen?
2.Nêu sự khác nhau giữa thường biến và đột biến?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
Xét phép lai 1:
Quả dài :quả ngắn =3 : 1 nên tính trạng quả dài là trội so với tính trạng quả ngắn.
Xét phép lai 2:
Hạt nhiều :hạt ít = 3 : 1 nên tính trạng hạt nhiều là trội so với tính trạng hạt ít.
Quy ước gen:
Gen A: quả dài. Gen a:quả ngắn
Gen B: hạt nhiều . Gen b: hạt ít.
Cả 2 tính trạng phân li theo tỉ lệ 3: 3: 1:1=(3:1)(1:1) nên 2 cặp tính trạng phân li độc lập nhau.
Phép lai 1:
Quả dài :quả ngắn =3:1 nên KG P1: Aa x Aa
Hạt nhiều :hạt ít = 1: 1 nên KG P1:Bb x bb
Vậy kiểu gen P1:AaBb(Quả dài, hạt nhiều) x Aabb(Quả dài, hạt ít)
Phép lai 2:
Quả dài :quả ngắn =1:1 nên KG P2: Aa x aa
Hạt nhiều :hạt ít = 3: 1 nên KG P2:Bb x Bb
Vậy kiểu gen P2:AaBb(Quả dài, hạt nhiều) x aaBb(Quả ngắn, hạt nhiều)
Sơ đồ lai:
Phép lai 1: P1:AaBb(Quả dài, hạt nhiều) x Aabb(Quả dài, hạt ít)
GP1 :AB,Ab,aB,ab Ab,ab
F1-1: AABb,AaBb,AAbb,Aabb,AaBb
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 84,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)