Đề & Đáp án HÓA 8 HỌC KỲ II

Chia sẻ bởi Bùi Niên | Ngày 17/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề & Đáp án HÓA 8 HỌC KỲ II thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ II năm học : 2012-2013
Họ tên hs : .............................................. Môn : Hóa học lớp 8
Lớp : ....................................................... Thời gian làm bài : 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)



Câu 1. (2,5điểm):
Phân loại và gọi tên các chất sau: Na2SO4, Fe2O3, HNO3, Mg(OH)2 và KHCO3,

Câu 2 (1,5điểm): Có 3 lọ đựng 3 khí riêng biệt không màu sau: Hiđrô , Cacbonđioxit và
khí nitơ. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các chất khí trên. Giải thích và viết PTHH

Câu 3 (3điểm): Hãy viết các phương trình phản ứng cho các trường hợp sau:
a) Hidro phản ứng với oxi tạo thành nước.
b) Hidro phản ứng với Chì oxit tạo thành Chì và nước.
c) Oxit bazơ phản ứng với nước tạo thành dung dịch bazơ
d) Natri phản ứng với nước tạo thành dung dịch Natrihidroxit và giải phóng khí Hidro.
e) Kẽm phản ứng với axit sunfuric loãng tạo thành kẽm sunfat và giải phóng khí hiđrô.
g) Nhiệt phân hủy kaliclorat

Câu 4 (3điểm):Cho 13 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric (dư)
a) Viết PTHH, biết khí hiđrô bay ra.
b) Tính thể tích khí hiđrô sinh ra (đktc)
c) Nếu dùng toàn bộ lượng hiđrô bay ra ở trên đem khử 18 gam CuO ở nhiệt độ.
Tính khối lượng chất rắn thu được khi phản ứng kết thúc.

(Biết Cu = 64, O = 16, H = 1, Zn = 65, Cl = 35,5)

Hết
(Giám thị không giải thích gì thêm)










HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II
MÔN: HÓA HỌC 8 – NĂM HỌC 2012 – 2013


Câu 1(2,5 điểm). Phân loại Gọi tên
Na2SO4 : Muối trung hòa (0,25đ) Natrisunfat (0,25đ)
KHCO3 : Muối axit (0,25đ) Kalihiđrôcacbonat (0,25đ)
HNO3 : Axit (0,25đ) Axit nitric. (0,25đ)
Mg(OH)2 : Bazơ không tan. (0,25đ) Mage hiđrôxit. (0,25đ)
Fe2O3 : Oxitbazơ (0,25đ) Sắt (III) oxit (0,25đ)


Câu 2
(1,)
-Cho mỗi khí trên qua dung dịch nước vôi trong, khí nào làm đục
nước vôi trong là khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
-Cho hai khí còn lại đi qua CuO nóng, khí nào làm xuất hiện chất rắn
màu đỏ (Cu) là H2. CuO + H2  Cu + H2O
-Chất khí còn lại là N2.
0,25

0,25
0,25
0,25
0,5




Câu 3
(3đ)
a. 2H2 + O2  2 H2 O
b. H2 + PbO  Pb + H2 O
c. Na2O + H2O  2NaOH
d. 2Na + 2H2O  2NaOH + H2
e. Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
g. 2KClO3  2KCl + 3O2
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5


Câu 4
(3đ)
a. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (1)
0,2 0,2
nZn = 13: 65 = 0.2 mol
b. nH = nZn = 0,2 mol
VH = 22,4 . 0,2 = 4,48 (l)
c. CuO + H2 Cu + H2O (2)
0,2 0,2 0,2
- Số mol của CuO = 18 : 80 = 0,225 mol
Khối lượng Cu = 0,2 . 64 = 12,8 g
Số mol CuO dư là : 0,225 – 0,2 = 0,025 mol.
Khối lượng CuO dư là : 0,025 . 80 =2 g.
0,5

0,25
0,25
0,5
0,5

0,25
0,25
0,25
0,25


Ghi chú: -Giải phương pháp khác đúng vẫn cho điểm tối đa
-Điểm làm tròn đến 0,5 sao cho có lợi cho học sinh



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Niên
Dung lượng: 51,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)