DE-DA VAN 10 2015-2016
Chia sẻ bởi Mam Mam Mam |
Ngày 05/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: DE-DA VAN 10 2015-2016 thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TỔ NGỮ VĂN Năm học 2015 - 2016
Môn: VĂN - Khối 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
“Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.”
(Trích Tre Việt Nam, Nguyễn Duy, Tuyển tập Thơ Việt Nam 1945 – 2000, NXB Lao động, 2001)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. Nêu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ ấy?
Câu 2. Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu:
“Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.”
Câu 3. Qua hình ảnh tre Việt Nam trong đoạn trích trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về con người Việt Nam.
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
“…Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.104)
------Hết-----
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
TỔ NGỮ VĂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học 2015 -2016
Môn: VĂN - Khối 10
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. Đọc hiểu
1
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
0,5
Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
1 đặc trưng: 0,5 điểm
2,3 đặc trưng: 1,0 điểm
1,0
2
- Các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu thơ là nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ (0,5 điểm)
(Nêu thiếu hoặc thừa: 0,25)
- Hiệu quả: khiến hình ảnh cây tre trở nên gợi hình, gợi cảm; tre cũng có cuộc sống như con người, biết chịu thương chịu khó, yêu thương, chở che, hi sinh vì con. (0,5 điểm)
1.0
3
- Nội dung: Học sinh trình bày theo quan điểm riêng của mình nhưng phải nêu được vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam: đoàn kết, kiên cường bất khuất, chịu thương chịu khó, yêu thương nhau…(1,0 điểm)
- Hình thức: đảm bảo yêu cầu hình thức của một đoạn văn
(0,5 điểm)
1.5
II. Làm văn
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lời Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích...
(0,5 điểm)
- Với các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm: cậy, lạy, thưa; lời xưng hô của Kiều vừa trông cậy vừa như nài ép, hai câu thơ đầu đoạn trích thể hiện sự khẩn khoản, thiết tha của Kiều; tạo không khí trang trọng, thiêng liêng
TỔ NGỮ VĂN Năm học 2015 - 2016
Môn: VĂN - Khối 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
“Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.”
(Trích Tre Việt Nam, Nguyễn Duy, Tuyển tập Thơ Việt Nam 1945 – 2000, NXB Lao động, 2001)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. Nêu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ ấy?
Câu 2. Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu:
“Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.”
Câu 3. Qua hình ảnh tre Việt Nam trong đoạn trích trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về con người Việt Nam.
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
“…Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.104)
------Hết-----
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
TỔ NGỮ VĂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học 2015 -2016
Môn: VĂN - Khối 10
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. Đọc hiểu
1
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
0,5
Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
1 đặc trưng: 0,5 điểm
2,3 đặc trưng: 1,0 điểm
1,0
2
- Các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu thơ là nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ (0,5 điểm)
(Nêu thiếu hoặc thừa: 0,25)
- Hiệu quả: khiến hình ảnh cây tre trở nên gợi hình, gợi cảm; tre cũng có cuộc sống như con người, biết chịu thương chịu khó, yêu thương, chở che, hi sinh vì con. (0,5 điểm)
1.0
3
- Nội dung: Học sinh trình bày theo quan điểm riêng của mình nhưng phải nêu được vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam: đoàn kết, kiên cường bất khuất, chịu thương chịu khó, yêu thương nhau…(1,0 điểm)
- Hình thức: đảm bảo yêu cầu hình thức của một đoạn văn
(0,5 điểm)
1.5
II. Làm văn
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lời Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích...
(0,5 điểm)
- Với các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm: cậy, lạy, thưa; lời xưng hô của Kiều vừa trông cậy vừa như nài ép, hai câu thơ đầu đoạn trích thể hiện sự khẩn khoản, thiết tha của Kiều; tạo không khí trang trọng, thiêng liêng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mam Mam Mam
Dung lượng: 58,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)