ĐỀ ĐA THI THỬ HÓA 8-2016

Chia sẻ bởi Lê Văn Mạnh | Ngày 17/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ ĐA THI THỬ HÓA 8-2016 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Phòng GD & đT Nông cống

 Đề thi giao lưu học sinh giỏi
Năm học 2015- 2016 Môn : HÓA HỌC 8
(Thời gian làm bài 150 phút)
Ngày thi: 14 tháng 03 năm 2016


Câu 1: (3đ)
1) Xác định hóa trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tố trong các hợp chất sau: Al2O3, NaHCO3, H2SO4, KClO3, Cr2O3, MnO2, FeCl3, HMnO4, Ca(NO3)2, CaCO3.
2)Tính số phân tử Al2(SO4)3 có trong 34,2 gam nhôm sunfat Al2(SO4)3. Ở đktc bao nhiêu lít khí oxi sẽ có số phân tử bằng số phân tử có trong nhôm sunfat ở trên?
Câu 2: (5đ)
1. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào có thể nhận ra các chất rắn sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: CaO, P2O5, Na2O,CuO.
2. Cho A, B, C, D, E, G, X là những hợp chất vô cơ nào thích hợp nhất trong các phương trình phản ứng sau, em hãy thay vào và hoàn thành phương trình phản ứng (kèm theo điều kiện nếu có ).
a, A + B → C
b, C + CO → A + D
c, A + HCl → G + E
d, C + E → A + X
e, B + E → X
Câu 3 (2.5đ):
Xác định lượng muối KCl kết tinh lại khi làm lạnh 604g dung dịch muối KCl bão hòa ở 80C xuống 20C .Cho biết độ tan của KCl ở 80C là 51(g)và ở 20C là 34(g).
Câu 4 (5,0đ):
1) A là một oxit của nitơ có phân tử khối là 46 đvC, tỉ lệ số nguyên tử nitơ và oxi là 1:2.
B là một oxit khác của nitơ, ở điều kiện tiêu chuẩn1 lít khí B nặng bằng 1 lít khí cacbonic. Tìm công thức phân tử của A, B.
2) Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí thăng bằng, sau đó tiến hành thí nghiệm như sau:
- Cho 2,24 gam Fe vào cốc A;
- Cho m gam Al vào cốc B.
Khi cả Fe và Al tan hoàn toàn thì thấy cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính m.
Câu 5 (4,5đ):
Dẫn từ từ 8,96 lít H2 (đktc) qua m gam oxit sắt FexOy nung nóng. Sau phản ứng được 7,2 gam nước và hỗn hợp A gồm 2 chất rắn nặng 28,4 gam (phản ứng xảy ra hoàn toàn).
1) Tìm giá trị m?
2) Lập công thức phân tử của oxit sắt, biết A có chứa 59,155% khối lượng sắt đơn chất.
( Cho biết : Na = 23; Fe = 56 ; Al = 27 ; O = 16 ; H = 1 ; )

__________________Hết_________________

Họ và tên thí sinh: .................................................................Số báo danh:.......................
Câu
Hướng dẫn chấm
điểm

Câu 1
(3đ)
1.Xác định hóa trị các nguyên tố, nhóm nguyên tố trong mỗi chất đúng 0,15đ
2. Trong 34,2 g Al2(SO4)3 có chứa:
nAl2(SO4)3= 34,2: 342= 0,1 (mol) Số phân tử Al2(SO4)3 là
0,1.6.1023 =0,6.1023 (phân tử)
Số phân tử O2 = số phân tử Al2(SO4)3 = 0,6.1023 (phân tử)
nO2=0,6.1023/6.1023=0,1 (mol)
VO2=0,1.22,4=2,24 (lít)

1,5đ

0,5đ

0,5đ
0,25đ
0,25đ

Câu 2
(5đ)
1. Trích mẫu thử cho mỗi lần làm thí nghiệm.
- Cho các mẫu thử lần lượt tác dụng với nước
+ Mẫu thử nào không tác dụng và không tan trong nước là CuO.
+ Những mẫu thử còn lại đều tác dụng với nước để tạo ra các dung dịch.
PTHH: CaO + H2O Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
Na2O + H2O 2 NaOH
- Nhỏ lần lượt các dung dịch vừa thu được vào quỳ tím.
+ Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ =>Chất ban đầu là P2O5.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Mạnh
Dung lượng: 102,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)