De + DA KSCL HKI NV7 11-12
Chia sẻ bởi Nguyễn Phương Lợi |
Ngày 11/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: De + DA KSCL HKI NV7 11-12 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn thi: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 ( 3.0 điểm):
Chỉ ra điệp ngữ, dạng điệp ngữ và tác dụng của phép điệp ngữ trong bài ca dao sau:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Câu 2 ( 3.0 điểm):
Viết một đoạn văn ngắn nói về tình yêu quê hương thắm thiết trong bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.
Câu 3 ( 4.0 điểm):
Cảm nghĩ của em về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
………………………………………… hết ………………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7
( Hướng dẫn chám gồm 02 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.
- Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,5.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 ( 3.0 điểm):
- Chỉ ra được điệp ngữ:
+ “ Thương thay” ( ở các câu lục) => 0.5 điểm
+ “ Kiếm ăn được mấy” ( trong câu bát ở 2 cặp lục bát đầu) => 0.5 điểm
- Nhận diện đúng dạng điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng => 0.5 điểm
- Chỉ ra được tác dụng của phép điệp ngữ trong bài ca dao đã cho => 1.5 điểm. Cụ thể: Nhấn mạnh, tô đậm, gây ấn tượng về:
+ Tâm trạng, thân phận con người => 0.5 điểm
+ Sự đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động => 0.5 điểm
+ Thái độ phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến => 0.5 điểm
Lưu ý: thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là nắm được kiến thức đã học và hiểu đúng yêu cầu của đề.
Câu 2 ( 3.0 điểm):
1. Đáp án:
Cần bảo đảm các yêu cầu sau:
a. Về kiến thức: Viết được đoạn văn đúng yêu cầu của đề ra: Tình yêu quê hương thắm thiết trong bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương. Nội dung đoạn văn cần đề cập được:
- Tình cảm của nhân vật trữ tình:
+ Tình yêu, sự gắn bó đối với quê hương không bao giờ thay đổi ( dù phải xa quê gần cả đời người).
+ Cảm xúc hụt hẫng, ngậm ngùi của một người con quê hương khi trở về quê sau một quãng thời gian đằng đẵng xa quê lại bị coi là khách ngay giữa quê hương mình.
- Tình cảm của Hạ Tri Chương đối với quê hương: tình yêu, sự gắn bó sâu nặng…
b. Về kỹ năng:
- Viết được đoạn văn với nội dung trọn vẹn, bố cục hoàn chỉnh.
- Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
2. Biểu điểm:
- Viết được đoạn văn bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm.
- Đoạn văn cơ bản đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn hạn chế về kỹ năng => 2.0 điểm.
- Đoạn văn còn có nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng => 1.0 điểm
Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
Lưu ý: - Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và cách diễn đạt khác nhau miễn là bảo đảm yêu cầu của đề bài. Giám khảo cần linh hoạt trong khâu xác định điểm cho
ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn thi: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 ( 3.0 điểm):
Chỉ ra điệp ngữ, dạng điệp ngữ và tác dụng của phép điệp ngữ trong bài ca dao sau:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Câu 2 ( 3.0 điểm):
Viết một đoạn văn ngắn nói về tình yêu quê hương thắm thiết trong bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.
Câu 3 ( 4.0 điểm):
Cảm nghĩ của em về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
………………………………………… hết ………………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7
( Hướng dẫn chám gồm 02 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.
- Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,5.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 ( 3.0 điểm):
- Chỉ ra được điệp ngữ:
+ “ Thương thay” ( ở các câu lục) => 0.5 điểm
+ “ Kiếm ăn được mấy” ( trong câu bát ở 2 cặp lục bát đầu) => 0.5 điểm
- Nhận diện đúng dạng điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng => 0.5 điểm
- Chỉ ra được tác dụng của phép điệp ngữ trong bài ca dao đã cho => 1.5 điểm. Cụ thể: Nhấn mạnh, tô đậm, gây ấn tượng về:
+ Tâm trạng, thân phận con người => 0.5 điểm
+ Sự đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động => 0.5 điểm
+ Thái độ phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến => 0.5 điểm
Lưu ý: thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là nắm được kiến thức đã học và hiểu đúng yêu cầu của đề.
Câu 2 ( 3.0 điểm):
1. Đáp án:
Cần bảo đảm các yêu cầu sau:
a. Về kiến thức: Viết được đoạn văn đúng yêu cầu của đề ra: Tình yêu quê hương thắm thiết trong bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương. Nội dung đoạn văn cần đề cập được:
- Tình cảm của nhân vật trữ tình:
+ Tình yêu, sự gắn bó đối với quê hương không bao giờ thay đổi ( dù phải xa quê gần cả đời người).
+ Cảm xúc hụt hẫng, ngậm ngùi của một người con quê hương khi trở về quê sau một quãng thời gian đằng đẵng xa quê lại bị coi là khách ngay giữa quê hương mình.
- Tình cảm của Hạ Tri Chương đối với quê hương: tình yêu, sự gắn bó sâu nặng…
b. Về kỹ năng:
- Viết được đoạn văn với nội dung trọn vẹn, bố cục hoàn chỉnh.
- Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
2. Biểu điểm:
- Viết được đoạn văn bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm.
- Đoạn văn cơ bản đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn hạn chế về kỹ năng => 2.0 điểm.
- Đoạn văn còn có nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng => 1.0 điểm
Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
Lưu ý: - Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và cách diễn đạt khác nhau miễn là bảo đảm yêu cầu của đề bài. Giám khảo cần linh hoạt trong khâu xác định điểm cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Phương Lợi
Dung lượng: 44,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)