Đề + đa kì thi HSG huyện V1 năm 2011

Chia sẻ bởi Đào Văn Nam | Ngày 14/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Đề + đa kì thi HSG huyện V1 năm 2011 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN MAI SƠN
PHÒNG GD&ĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 Đề chính thức

ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 - CẤP THCS NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Hoá học - Vòng 1
Ngày thi: 24/01/2011
(Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
I: (6đ )
1. Không dùng thuốc thử trình bày cách nhận biết các dung dịch không màu : Ba(HCO3), K2CO3, K2SO4, KHSO3, KHSO4 chứa trong các bình bị mất nhãn
2. Từ các chất KMnO4, BaCl2, H2SO4, Fe có thể điều chế được các khí gì? Viết phương trình phản ứng?
3. Có hỗn hợp các chất rắn Na2CO3 , NaCl, CaCl2, NaHCO3, làm thế nào để thu được NaCl tinh khiết? Viết các phương trình phản ứng minh họa.
Câu II: (4đ)
1. Đốt cháy hoàn toàn 18 gam FeS2. Hấp thụ toàn bộ lượng SO2 thu được cần 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,125M. Tính khối lượng muối tạo thành
2. Nung 29,4g Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn B, cân chất rắn B thu được sau phản ứng được 25,8g. Tính số nguyên tử oxi có trong B.
Cho số Avogađro N= 6.1023.
Câu III: (6,5đ)
1. Hỗn hợp Mg, Fe có khối lượng m gam được hoà tan hoàn toàn bởi dung dịch HCl. Dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư. Kết tủa sinh ra sau phản ứng đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi giảm đi a gam so với trước khi nung.
a/ Xác định % về khối lượng mỗi kim loại theo m, a
b/ áp dụng với m = 8g ; a = 2,8g.
2. Hoà tan 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonatcủa kim loại R bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch D và 3,36l khí CO2 ở đktc. Thêm 32,4 gam nước vào dung dịch D được dung dịch E. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch E là 5%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Câu IV: (3,5đ)
Một thanh kim loại R được ngâm trong dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại nhẹ bớt đi so với ban đầu. Cũng thanh kim loại R như vậy, sau khi ngâm trong dung dịch AgNO3, kết thúc phản ứng thì khối lượng thanh kim loại bây giờ lại nặng thêm so với ban đầu. Cho biết R có hóa trị II, tất cả kim loại sinh ra đều bám vào thanh R, phần khối lượng nặng thêm gấp 75,5 lần phần khối lượng nhẹ bớt đi, số mol kim loại bám vào thanh kim loại R trong hai thí nghiệm trên đều bằng nhau.
a. Xác định kim loại R
b. Nếu thanh kim loại R đem thí nghiệm có khối lượng 20g, dung dịch CuSO4 có thể tích 125 ml và nồng độ 0,8M thì trong thí nghiệm với dung dịch AgNO3, thanh kim loại tăng bao nhiêu phần trăm về khối lượng? Thể tích dung dịch AgNO3 0,4M cần dùng là bao nhiêu ml?

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

UBND HUYỆN MAI SƠN
PHÒNG GD&ĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐÁP ÁN THI CHỌN HSG LỚP 9 - CẤP THCS NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Hoá học – Vòng 1
Ngày thi: 24/01/2011

Câu

Nội dung
Biểu điểm






















I















1

Trích các mẫu thử, đun nóng các mẫu thử nhận ra dung dịch Ba(HCO3)2 (có khí bay ra và có kết tủa trắng)
Ba(HCO3)2 (dd) BaCO3 (r) + CO2 (k) + H2O(l)
nhận ra dung dịch KHSO3 (có bọt khí mùi xốc thoát ra và không có kết tủa)
2KHSO3 (dd) K2SO3 (dd) + SO2 (k) + H2O

Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào các mẫu thử còn lại nhận ra dung dịch KHSO4 (có khí thoát ra và có kết tủa trắng)
Ba(HCO3)2 (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Văn Nam
Dung lượng: 166,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)