Đề, đ/án thi HSG sinh 9 cấp tỉnh (3).

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 15/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Đề, đ/án thi HSG sinh 9 cấp tỉnh (3). thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS

THÀNH PHỐ VỊ THANH

ĐỀ CHÍNH THỨC
CẤP THÀNH PHỐ - NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: SINH HỌC
Khóa ngày: 04/01/2013

 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề)

 (Đề thi có 02 trang, gồm 08 câu)




(2,0 điểm)
Trình bày các loại rễ biến dạng. Mỗi loại rễ biến dạng lấy 2 ví dụ minh họa.

(3,0 điểm)
Hãy nêu sự phân hóa và chuyên hóa của các hệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục trong quá trình tiến hóa của các ngành động vật (từ ngành động vật nguyên sinh đến ngành động vật có xương sống).

(2,5 điểm)
- Vì sao ở nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới ?
- Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau ?

(2,5 điểm)
Ở người 2n = 46, có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần. Các tế bào con tạo ra đều giảm phân.
a. Nếu là nữ: có bao nhiêu giao tử cái (trứng) được tạo ra ? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu Nhiễm sắc thể ? Nhiễm sắc thể giới tính trong giao tử đó là Nhiễm sắc thể nào ?
b. Nếu là nam: có bao nhiêu giao tử đực (tinh trùng) được tạo ra ? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu Nhiễm sắc thể ? Nhiễm sắc thể giới tính trong giao tử đó là Nhiễm sắc thể nào ?
c. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái trong quá trình thụ tinh thì hợp tử tạo ra có bao nhiêu Nhiễm sắc thể và chứa cặp Nhiễm sắc thể giới tính nào ?

(2,0 điểm)
Nhà ông B có một đàn gà gồm 1 trống và 5 mái. Cứ sau vài tháng ông lại cho gà ấp, nuôi lớn và giữ lại một vài con mái để làm giống. Hãy cho biết:
- Trong sinh học gọi tên phép lai này là gì ? Những con gà con trong đàn sẽ như thế nào?
- Người ta khuyên ông thay con trống bằng dòng gà khác giống tốt. Lời khuyên này có đúng không ? Tại sao ? Phép lai này tên là gì ?

(2,0 điểm)
So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với ARN.

(3,5 điểm)
Một gen quy định cấu trúc của một chuỗi pôlypeptit gồm 498 axit amin. Có T/X = 2/3. Một đột biến xảy ra làm cho tỷ lệ T/X = 66,48%. Cho biết đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit của gen. Đột biến này thuộc dạng nào ? Nguyên nhân phát sinh đột biến đó.

(2,5 điểm)
Ba hợp tử của cùng một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=8. Hợp tử 1 nguyên phân 1 số lần tạo ra số tế bào con bằng 25% số tế bào con do hợp tử 2 nguyên phân tạo ra. Tổng số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 có 512 nhiễm sắc thể đơn. Quá trình nguyên phân của cả 3 hợp tử nói trên có số tế bào con với tổng số 832 nhiễm sắc thể đơn.
a) Xác định số tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử ?
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử ?

-------Hết-------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ và tên thí sinh:……………………………………….
Số báo danh:………………….
GỢI Ý CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP THCS
THÀNH PHỐ VỊ THANH NĂM HỌC 2012 – 2013
(2đ)
- Rễ củ: phình to, chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. VD: cải củ, khoai mì…
- Rễ móc: rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám, giúp cây leo lên. VD: trầu, tiêu…
- Rễ thở: sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên trên mặt đất, lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. VD: bụt mọc, bần…
- Giác mút: rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác. VD: tơ hồng, tầm gửi.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

(3đ)
Hệ hô hấp: Ở động vật nguyên sinh chưa phân hóa, ruột khoang, giun đốt thở bằng da, cá thở bằng mang, ếch hình thành thêm phổi nhưng chưa hoàn chỉnh, vẫn hô hấp bằng da là chủ yếu, đến bò sát phổi đã hình thành, đến thú phổi hoàn thiện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 61,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)