ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 6
Chia sẻ bởi Lê Thái Phương Trang |
Ngày 14/10/2018 |
89
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 6 thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
PHẦN 1: CƠ HỌC
CHỦ ĐỀ 1, 2: ĐO ĐỘ DÀI – LUYỆN TẬP ĐO ĐỘ DÀI
LÝ THUYẾT
1) Đơn vị đo độ dài
- Đơn vị đo độ dài thường dùng và hợp pháp ở nước ta là mét (m).
- Ngoài ra còn có các đơn vị khác như: km, hm, dam, dm, cm, mm,…
2) Dụng cụ đo độ dài
- Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước.
- Có nhiều loại thước như: thước kẻ, thước cuộn, thước dây, thước cây, thước kẹp,…
3) Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước
- Giới hạn đo (GHĐ) là độ dài lớn nhất được ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp nhau trên thước.
- Công thức tính độ chia nhỏ nhất:
ĐCNN
số lớn−số nhỏ
số khoảng giữa hai số đó+(đơn vị)
4) Cách đo độ dài: gồm 5 bước
- Bước 1: Ước lượng độ dài vật cần đo.
- Bước 2: Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
- Bước 3: Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo, sao cho 1 đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.
- Bước 4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
5) Tìm ĐCNN từ kết quả đo: Kết quả đo và ĐCNN:
- Phải cùng đơn vị.
- Phải cùng dạng số.
Nếu kết quả đo là số tự nhiên thì ĐCNN có thể là: 1 hay 2 hay 5.
Nếu kết quả đo là số thập phân thì ĐCNN có thể là: 0,1 hay 0,2 hay 0,5.
- Phải chia hết cho ĐCNN.
BÀI TẬP
Bài 1: Điền số thích hợp vào các ô trống sau:
a) 10 m = …… dm = …… cm b) 0,5 km = …… m = …… cm
c) 4280 dm = …… m = …… km d) 2600 mm = …… cm = …… m
Bài 2: Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
a) Ước lượng ………………… cần đo. Chọn thước có ………………… và ………………… thích hợp
b) Đặt thước ………………… độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ………………… vạch 0 của thước
c) Đặt mắt nhìn theo hướng ………………… với cạnh thước ở đầu kia của vật. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia ………………… với đầu kia của vật
Bài 3: Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường sử dụng các đơn vị đo độ dài như phân, tất, thướt, cân, cây số… Các đơn vị độ dài này tương ứng với các đơn vị đo độ dài nào mà em đã học
Bài 4: Trong bài báo cáo của một bạn học sinh có ghi lại các kết quả sau:
a) l1 = 200,1 mm b) l2= 20,2 cm c) l3 = 12,5 cm
Hãy cho biết ĐCNN của mỗi thước đo dùng trong bài thực hành trên
Bài 5: Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình sau:
/
Bài 6: Hãy kể các loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất nhiều loại thước khác nhau. Nêu công dụng của từng loại thước
Bài 7: Để xác định chu vi của 1 cây bút bi. Em làm bằng cách nào? Dùng thước có GHĐ và ĐCNN bao nhiêu?
Bài 8: Hãy đọc GHĐ và ĐCNN của cây thước này (hình vẽ), cho biết cây bút chì có chiều dài là bao nhiêu?
/
Bài 9: Một học sinh đi từ nhà đến trường với đoạn đường dài 860 cm. Vậy bạn này phải bước bao nhiêu bước chân để đi từ nhà đến trường. Biết chiều dài 1 bước chân trung bình dài 20cm
Bài 10: Chỉ có một sợi chỉ dài và một cây thước có ĐCNN là 1 mm. Em hãy xác định chu vi và đường kính của một cái bút chì một cách chính xác nhất
Bài 11: Một chiếc thước có GHĐ là 10 cm và trên toàn thước có tất cả 20 khoảng chia. Nếu một chiếc thước mét dài gấp 10 lần thước trên và cũng có khoảng chia như trên thì ĐCNN của thước này là bao nhiêu?
Bài 12: Để đo chu vi của một chiếc bút bi, đường kính của một sợi tóc:
a) Nêu cách làm của em
b) Em dùng các dụng cụ gì? Các dụng cụ đó có GHĐ và ĐCNN như thế nào?
Bài 13: Nếu chiếc bàn của nhà bạn A là hình tròn có đường kính là 80cm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thái Phương Trang
Dung lượng: 73,79KB|
Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)