Đề cương văn 7

Chia sẻ bởi Võ Lý Anh Hào | Ngày 11/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Đề cương văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN 7 – NĂM HỌC 2015 – 2016
I/ PHẦN VĂN BẢN
1/ Tục ngữ: Khái niệm về tục ngữ. Nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật chính của các câu theo từng chủ đề: Thiên nhiên và lao động sản xuất, Gia đình và xã hội.
2/Các tác phẩm văn học:
a/ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b/Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
c/Đức tính giản dị của Bác Hồ.
d/Ý nghĩa văn chương.
e/Sống chết mặc bay.
f/Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu.
g/Ca Huế trên sông Hương.
h/Quan Âm Thị Kính.
Tác giả, tác phẩm, nội dung nghệ thuật chính, phương thức biểu đạt.
II/PHẦN TIẾNG VIỆT
1.Rút gọn câu:
a/Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
VD: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
b/Cách dùng câu rút gọn:
Khi dùng câu rút gọn cần chú ý:
-Không làm cho người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
-Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
VD: Mẹ hỏi con: Hôm nay con làm bài nào được điểm 10 thế?
Câu trả lời: Bài kiểm tra toán.
2.Câu đặc biệt:
a./ Khái niệm: là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN

VD: Một đêm mùa xuân.Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.
(Nguyên Hồng)
b/ Tác dụng của câu đặc biệt:
-Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
-Liệt kê, thông báo về sự tồn tại sự vật, hiện tượng.
-Bộc lộ cảm xúc.
-Gọi đáp
3.Thêm trạng ngữ cho câu:
-Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
-Về hình thức:
+Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu,cuối câu hay giữa câu.
+Giữa TN với CN và VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
4.Câu chủ động và câu bị động
a/Khái niệm:
-Câu chủ động là câu có CN chỉ người, vật thức hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
VD: Mọi người yêu mến em.
-Câu bị động là câu có CN Chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
VD: Em được mọi người yêu mến..
b/Mục đích: chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
c/Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ dối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
5.Dùng cụm C-V để mở rộng câu
a/Khái niệm:
Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
VD: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có[…]
(Hoài Thanh)
Có 2 cụm danh từ:
+Những tình cảm ta / không có.
PNT DT Cụm C -V
+Những tình cảm ta / sẵn có.
PNT DT Cụm C –V
b/Các trường hợp dung cụm C-V để mở rộng câu
Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V
(Cho VD từng trường hợp – xác định)
6. Phép liệt kê:
a/Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Lý Anh Hào
Dung lượng: 66,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)