ĐỀ CƯƠNG TOÁN 7 HKII - GIÁ RAI B

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Long | Ngày 12/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG TOÁN 7 HKII - GIÁ RAI B thuộc Đại số 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN TOÁN 7

CHỦ ĐỀ I: THỐNG KÊ
Các kiến thức cần nhớ về thống kê
1. Dấu hiệu ( kí hiệu là X ).
2. Số các giá trị (N)
3. Giá trị của dấu hiệu ( kí hiệu là x ).
4. Tần số của giá trị (kí hiệu là n).
5. Bảng “tần số” (Bảng ngang hoặc bảng dọc)
6. Số trung bình cộng () của dấu hiệu.(Tính số trung bình cộng bằng bảng tần số hoặc bằng công thức - Nên tính bằng bảng để dễ kiểm soát)
7. Mốt của dấu hiệu.(M0)
Bài tập:
Câu 1:
Thời gian giải cùng một bài toán (tính theo phút) của học sinh lớp 7A được ghi lại như sau:
Thời gian(x)
4
5
6
7
8
9
10
11


Tần số (n)
2
4
8
9
7
5
3
2
N = 40

Dấu hiệu điều tra? Số các giá trị ?
Tìm mốt của dấu hiệu ?
Tính số trung bình cộng ?
Vẽ biểu đồ đoạn thẳng?
Câu 2:
Thời gian giải cùng 1 bài toán (Tính bằng phút, ai cũng giải được) của 40 học sinh lớp 7A được ghi lại trong bảng sau:
8
10
10
8
8
9
8
9

8
9
9
12
12
10
11
8

8
10
10
11
10
8
8
9

8
10
10
8
11
8
12
8

9
8
9
11
8
12
8
9

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị ?
b) Lập bảng tần số. Tìm mốt của dấu hiệu
c) Tính số trung bình cộng ()

Chủ đề II: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
1. Biểu thức đại số:
- Tính giá trị của biểu thức đại số
2. Đơn thức:
- Thu gọn đơn thức (nhân đơn thức: hệ số nhân với hệ số, phần biến nhân với phần biến), tìm bậc đơn thức (tổng các số mũ của các biến)
- Cộng trừ đơn thức đồng dạng (cộng hoặc trừ các hệ số, giữ nguyên phần biến)
3. Đa thức nhiều biến: (có từ hai biến trở lên)

- Thu gọn đa thức (bằng cách cộng trừ các đơn thức đồng dạng), tìm bậc (Bậc của hạng tử có bậc cao nhất)
- Cộng trừ đa thức nhiều biến (Đặt phép toán, bỏ ngoặc theo qui tắc dấu ngoặc, nhóm hạng tử đồng dạng, thu gọn các hạng tử đồng dạng)
4. Đa thức một biến:
- Sắp xếp đa thức một biến: (theo lũy thừa tăng dần hoặc giảm dần của biến) thực hiện trên đa thức đã thu gọn (Nếu không yêu cầu cụ thể thì sắp giảm dần)
- Bậc của đa thức: Bậc của hạng tử có bậc cao nhất
Hệ số cao nhất: Hệ số của hạng tử có bậc cao nhất
Hệ số tự do: Hạng tử bậc 0
Phương pháp tính tổng, hiệu đa thức một biến: (theo cột dọc)
Bước 1: thu gọn các đơn thức và sắp xếp theo lũy thừa giảm dần của biến.
Bước 2: viết các đa thức sao cho các hạng tử đồng dạng thẳng cột với nhau.
Bước 3: thực hiện phép tính cộng hoặc trừ các hạng tử đồng dạng cùng cột.
Chú ý: Nếu đặt phép tính theo hàng ngang thì thực hiện như trên đa thức nhiều biến)
Dạng bài : Nghiệm của đa thức 1 biến
1. Kiểm tra 1 số cho trước có là nghiệm của đa thức một biến không
Phương pháp :
Bước 1: Tính giá trị của đa thức tại giá trị của biến cho trước đó.
Bước 2: Nếu giá trị của đa thức bằng 0 thì giá trị của biến đó là nghiệm của đa thức.
2. Tìm nghiệm của đa thức một biến
Phương pháp :
Bước 1: Cho đa thức bằng 0.
Bước 2: Giải bài toán tìm x. (nếu biến là x)
Bước 3: Giá trị x vừa tìm được là nghiệm của đa thức. (kết luận nghiệm)
Bài tập
Câu 3: Thu gọn đơn thức, tìm bậc, hệ số, phần biến:
a/  b/  c/ (x7y3)2 (-2x3y)3
Câu 4:
Tính giá trị của biểu thức M = xy +2x2y + 5xy - 2x2y tại x = -1; y = 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Long
Dung lượng: 95,50KB| Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)