ĐỀ CƯƠNG TOÁN 6
Chia sẻ bởi Lê Thái Phương Trinh |
Ngày 12/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG TOÁN 6 thuộc Số học 6
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG 1: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
BÀI 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
LÝ THUYẾT
1. Các ví dụ
Khái niệm tập hợp thường gặp trong toán học và thực tế đời sống.
Chẳng hạn: - Tập hợp các số chẵn có 1 chữ số
- Tập hợp các học sinh của lớp 6A
- Tập hợp các chữ cái a, b, c,…
2. Cách viết. Các ký hiệu
Người ta thường đặt tên tập hợp bằng các chữ cái in hoa
Gọi A là tập hợp các chữ số chẵn có 1 chữ số và B là tập hợp các chữ cái a, b, c
Ta viết: A = {0; 2; 4; 6; 8} hay A = {8; 0; 2; 6; 4}
B = {a; b; c} hay B = {b; c; a}
Các số 0, 2, 4, 6, 8 là các phần tử của tập hợp A; các chữ a, b, c là các phần tử của tập hợp B
Ký hiệu: 2 A đọc là “Số hai thuộc tập hợp A” hay “2 là phần tử của A”
3 A đọc là “Số ba không thuộc tập hợp A” hay “3 không là phần tử của A”
* Chú ý
- Các phần tử của 1 tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { } và cách nhau bởi dấu “ ; ” (nếu có phần tử là số) hoặc dấu “ ; ”
- Mỗi phần tử được viết một lần, thứ tự tùy ý
- Tập hợp A còn có thể viết cách khác
(N là tập hợp các số tự nhiên)
Đọc là “Tập hợp A gồm các số tự nhiên x sao cho x chia hết cho 2 và x nhỏ hơn 10”
Trong cách viết này ta đã chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A
Như vậy, để viết một tập hợp thường có hai cách:
- Liệt kê các phần tử của tập hợp
- Chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp đó
Ngoài ra ta có thể minh họa tập hợp bằng một đường cong khép kín như hình sau: Trong đó mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi 1 dấu chấm bên trong vòng kín đó
/
BÀI TẬP
Bài 1. Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 7 và nhỏ hơn 20 bằng hai cách. Sau đó điền ký hiệu hoặc thích hợp vào ô vuông:
a) 6 ( M b) 14 ( M c) 21 ( M d) 19 ( M
Bài 2. Viết tập hợp các chữ cái trong từ “SÔNG ĐỒNG NAI”
Bài 3. Cho tập hợp A = {a; b; c}, B = {m; a; n}. Điền ký hiệu thích hợp vào ô trống
b ( A c ( B n ( A n ( B
Bài 4.
a) Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 12 và lớn hơn 4. Hãy mô tả tập hợp A bằng 2 cách
b) Cho hình vẽ sau:
/
Dùng ký hiệu và để ghi các phần tử thuộc và không thuộc M
Bài 5. Một năm có 4 quý:
a) Viết tập hợp A các tháng của quý hai
b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày
c) Viết tập hợp C các tháng (dương lịch) có 31 ngày
Bài 6. Viết các tập hợp sau đây bằng cách liệt kê phần tử:
a) Tập hợp M các số chẵn không lớn hơn 10
b) Tập hợp N các số lẻ không lớn hơn 10
c) Tập hợp P các số chia hết cho 5 lớn hơn hoặc bằng 10 và nhỏ hơn hoặc bằng 30
d) Tập hợp các số tự nhiên có 1 chữ số
e) Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 50, nhỏ hơn 60 và chia hết cho 3
BÀI 2. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
LÝ THUYẾT
1. Tập hợp N và tập hợp N*
Các số 0;1; 2; 3;… là các số tự nhiên
Tập hợp các số tự nhiên ký hiệu là N
N = {0; 1; 2; 3;…}
Các số tự nhiên 0; 1; 2; 3;… là các phần tử của tập hợp N chúng được biểu diễn trên tia số
/
Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. Điểm biểu diễn số
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thái Phương Trinh
Dung lượng: 130,78KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)