đề cương tiếng việt hay

Chia sẻ bởi Bùi Anh Tú | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: đề cương tiếng việt hay thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Câu 1: Tục ngữ là gì?
- Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian
Câu 2: Khái niệm về câu rút gọn?
Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích như sau:
Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp nhưãng từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước
Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người( lược bỏ chủ ngữ)
Câu 3: Khái niệm về câu đặc biệt?
* Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ.
* Câu đặc biệt thường được dùng để:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
- Bộc lộ cảm xúc
- Gọi đáp
Câu 4: Đặc điểm của trạng ngữ?
Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu
Về hình thức :
Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu
Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết
Câu 5: Công dụng của trạng ngữ?
Trạng ngữ có những công dụng như sau:
Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm nội dung của câu được đầy đủ chính xác
Nối các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc
Câu 6: Tách trạng ngữ thành câu riêng
Trong một số những trường hợp, đẻ nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng đứng cuối câu, thành những câu riêng
Câu 7: Khái niệm câu chủ động và câu bị động
Câu chủ động là câucó chủ ngữ chỉ người, vật thục hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
Câu 8: Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
*Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị đọng :
- Chuyển từ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ “bị” hay “được” vào sau từ (cụm từ) ấy
- Chuyển từ(
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Anh Tú
Dung lượng: 28,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)