Đề cương Sinh học lớp 7 kì I

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Đạt | Ngày 12/10/2018 | 75

Chia sẻ tài liệu: Đề cương Sinh học lớp 7 kì I thuộc Số học 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC LỚP 7, NĂM HỌC 2017 - 2018
MỞ ĐẦU - CHƯƠNG I. NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Một số đại diện: trùng roi xanh, trùng giày, trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng lỗ…
Câu 1: Nêu các đặc điểm chung của động vật?
Động vật có đặc điểm chung:
+ Có khả năng di chuyển.
+ Có hệ thần kinh và giác quan.
+ Chủ yếu dị dưỡng.
Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh?
Đặc điểm chung
Vai trò thực tiễn

+ Cơ thể có kích thước hiển vi.
+ Chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
+ Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.
+ Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi và sinh sản hữu tính.
- Có lợi:
+ Là thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước.
+ Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
+ Có ý nghĩa về địa chất.
- Có hại:
+ Một số không nhỏ động vật nguyên sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và con người.

Câu 3: Nêu các đặc điểm trùng roi?
STT
Đặc điểm
Trùng roi xanh

1
Cấu tạo



Di chuyển
- Cơ thể có kích thức hiển vi, hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù.
+ Điểm mắt, roi, màng cơ thể.
+ Hạt diệp lục, hạt dự trữ.
+ Không bào co bóp.
- Roi xoáy vào nước ( vừa tiến vừa xoay mình.

2

Dinh dưỡng
- Vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng.
- Hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.
- Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp.

3
Sinh sản
- Sinh sản vô tính: cá thể phân đôi theo chiều dọc cơ thể.

4
Tập đoàn
trùng roi
- Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, liên kết lại với nhau tạo thành. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

Câu 4: Nêu các đặc điểm trùng biến hình, trùng giày?
STT
Đặc điểm
Trùng biến hình
Trùng giày

1
Cấu tạo





Di chuyển
- Gồm 1 tế bào có:
+ Chất nguyên sinh lỏng, nhân
+ Không bào tiêu hoá, không bào co bóp.

- Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía).
- Gồm 1 tế bào có:
+ Nhân lớn, nhân nhỏ.
+ Hai không bào co bóp, không bào tiêu hoá.
+ Lông bơi xung quanh cơ thể.
+ Rãnh miệng, hầu, lỗ thoát.
- Nhờ lông bơi.

2
Dinh dưỡng
- Tiêu hoá nội bào.


- Bài tiết: chất thừa dồn đến không bào co bóp và thải ra ngoài ở mọi nơi.
- Thức ăn qua miệng tới hầu tới không bào tiêu hoá và biến đổi nhờ enzim.
- Chất thải được đưa đến không bào co bóp và qua lỗ để thoát ra ngoài.

3
Sinh sản
- Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể.
- Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang.
- Hữu tính: bằng cách tiếp hợp.

Câu 5: Nêu các đặc điểm trùng kiết, trùng sốt rét?
STT
 Đặc điểm
Trùng kiết lị và bệnh kiết lị
Trùng sốt rét và bệnh sốt rét

1
Cấu tạo
- Có chân giả ngắn.
- Không có không bào.
- Không có cơ quan di chuyển.
- Không có các không bào.

2
Dinh dưỡng
- Thực hiện qua màng tế bào.
- Nuốt hồng cầu.
- Thực hiện qua màng tế bào.
- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.

3
Phát triển
- Trong môi trường, kết bào xác, khi vào ruột người chui ra khỏi bào xác và bám vào thành ruột.
- Trong tuyến nước bọt của muỗi, khi vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu.

4
Nguyên nhân
- Do ăn phải thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, có bào xác trùng kiết lị ở đó.
- Do trùng sốt rét kí sinh trong tuyến nước bọt của muỗi A-nô-phen truyền bệnh.

5
Biểu hiện bệnh
- Người bệnh đau bụng, đi ngoài, phần có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi.
- Sốt cao, rét run.
- Đau đầu, đau toàn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Đạt
Dung lượng: 129,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)