đề cương SINH HỌC 9 (HK 2) 2013-2014

Chia sẻ bởi Bùi Thị Quyên | Ngày 15/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: đề cương SINH HỌC 9 (HK 2) 2013-2014 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 9- HỌC KÌ II THCS Nguyễn Viết Xuân

BÀI 34: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN
A.Kiến thức trọng tâm:
I.Hiện tượng thoái hóa: là hiện tượng con cháu có sức sống kém dần bộc lộ tính trạng xấu, năng xuất giảm… (sự giảm sút về tính chất và chất lượng ở các thế hệ sau)
II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa: Do tỉ lệ dị hợp tử giảm, tỉ lệ đồng hợp tử tăng làm xuất hiện tính trạng lặn gây hại (thoái hóa giống
B.Câu hỏi:
Câu 1: Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa giống? cho vd
Trả lời: Tự thụ phấn (ở cây giao phấn) và giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại
vd: qua 7 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc ở ngô các biểu hiện thoái hóa: bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng, hạt ít,…
Ở ĐV: bê non có cột sống ngắn; gà co đầu dị dạng, chân ngắn
Câu 2:Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
Trả lời: + Củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn.
+ Tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng.
+ Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
BÀI 35: ƯU THẾ LAI
A.Kiến thức trọng tâm:
I. Hiện tượng ưu thế lai: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ: có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
II. Nguyên nhân: - Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1,sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Phương pháp tạo ưu thế lai:
-III. Các phương pháp tạo ưu thế lai:
+ Đối với cây trồng người ta chủ yếu dùng PP lai khác dòng (Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.).
+ Trong chăn nuôi thường dùng lai kinh tế để tạo ưu thế lai
B.Câu hỏi:
Câu 1: Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng ưu thế lai để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai cần phải làm gì?
Trả lời: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ: có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao hơn.
- Không dùng ưu thế lai để nhân giống v ở đời sau, qua phân li, sẽ xuất hiện kiểu gen đồng hợp lặn gây hại, ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ.
- Muốn duy trì ưu thế lai, người ta dùng pp nhân giống vố tính: giâm, chiết, ghép…
Câu2 : Lai kinh tế là gì? ở nước ta lai kinh tế được thể hiện dưới hình thức nào? Vd
Trả lời: Lai kinh tế: cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
- Ở nước ta, dùng con cái giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội .
- vd: Lợn ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch .
Câu 3:Cơ sở di truyền của hiện tương ưu thế lai?
Trả lời: Các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định. Ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện 1 số đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau chỉ có các gen trội được biểu hiện ở F1
Câu 4: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp gì để tạo ưu thế lai? phương pháp nào được sử dụng phổ biến? vì sao?
Đáp án:
* Tạo ưu thế lai ở cây trồng: Dùng PP lai khác dòng và lai khác thứ. Người ta thường tạo ưu thế lai bằng phương pháp lai khác dòng là chủ yếu vì tạo ưu thế lai rõ nhất
* Tạo ưu thế lai ở vật nuôi: Dùng phép lai kinh tế

BÀI 38: THỰC HÀNH TẬP DƯỢT GIAO PHẤN
A.Kiến thức trọng tâm:
Học sinh trình bày được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn
B.Câu hỏi:
Trình bày các bước lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Quyên
Dung lượng: 431,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)