De cuong sinh hoc 9

Chia sẻ bởi Phạm Nguyên Khôi | Ngày 15/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: de cuong sinh hoc 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC
2011-2012


I. Ưu thế lai:
1. Ưu thế lai là gì?
Là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng.
2. Giải thích cơ sở tế bào học của ưu thế lai?
Về phương diện di truyền, người ta cho rằng, các tính trạng số lượng (các chỉ tiêu về hình thái và năng suất…) do nhiều gen trội quy định. Ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện một số đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau, chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1.

* P: Aabb X aaBB
F1: AaBb
* P: AAbbCC X aaBBcc
F1: AaBbCc
3. Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở cơ thể lai F1 và giảm dần qua các thế hệ?
Vì ở F1, cặp gen dị hợp là cao nhất, qua các thế hệ, tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng lên.
4. Biện pháp duy trì ưu thế lai:
Dùng phương pháp nhân giống vô tính ( bằng giâm, chiết, ghép, vi nhân giống…).
5. Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống?
Vì tỉ lệ dị hợp ở cơ thể lai F1 giảm dần ở các thế hệ sau. Nếu nhân giống thì sang thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu hiện tính trạng.

II. Thoái hoá do sự thụ phấn và giao phối gần:
1. Tại sao có sự thoái hoá do sự thụ phấn và giao phối gần?
Qua các thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại, biểu hiện thành tính trạng có hại, gây hiện tượng thoái hoá.
(Các gen lặn ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng thái đồng hợp ( các gen lặn có hại gặp nhau biểu hiện thành tính trạng có hại, gây hiện tượng thoái hoá. )
2. Mục đích của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần:
- Phát hiện ra các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
- Củng cố đặc tính mong muốn.
- Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp.
- Chuẩn bị lai các dòng để tạo ưu thế lai.
III. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật:
1. Mối quan hệ cùng loài:
- Hỗ trợ: Các sinh vật cùng loài tụ tập bên nhau thành nhóm để hỗ trợ nhau chống đỡ với những điều kiện bất lợi của môi trường.
Vd: Quần thể rừng thông có tác dụng chống đổ ngã khi có gió bão.
Quần thể bò rừng sống thành bầy đàn có khả năng chống lại kẻ thù tốt hơn, hỗ trợ nhau tìm được nguồn thức ăn.
- Cạnh tranh: các sinh vật cùng loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, bạn tình, ánh sáng… khi gặp điều kiện bất lợi.
Vd: Đồng lúa tranh nhau hút nước và muối khoáng từ đất.
Đàn lợn tranh nhau thức ăn
- Liền rễ: các loài thực vật nối rễ với nhau để trao đổi nước, chất dinh dưỡng.
Vd: Cây thông bị chặt phần thân hút nước và muối khoáng từ cây bị không bị chặt.
2. Mối quan hệ khác loài:
- Hỗ trợ:
+ Cộng sinh: sự hợp tác cùng phát triển của 2 loài sinh vật.
Vd: Cộng sinh giữa hải quỳ và tôm ở nhờ
Cộng sinh giữa tảo và nấm.
+ Hội sinh: sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó có 1 loài có lợi còn loài kia không lợi mà cũng không hại.
Vd: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
Địa y sống bám trên cành cây.
+ Hợp tác: giống cộng sinh nhưng 2 loài sinh vật trong mối quan hệ này không có quan hệ mật thiết với nhau, không nhất thiết phải sống chung mãi mãi.
Vd: quan hệ giữa chim sáo và trâu.
Nhạn biển và cò cùng làm tổ cùng nhau.
Đối địch:
+ Cạnh tranh: các sinh vật khác loài tranh giành nhau về thức ăn, nước uống, môi trường sống, con cái…
Vd: Dê, bò tranh nhau ăn cỏ trên một cánh đồng
Cỏ và lúa tranh nhau hút nước và muối khoáng từ đất.
+ Kí sinh, nửa kí sinh: sinh vật này sống trên cơ thể của sinh vật khác nhờ hút máu, chất dinh dưỡng.
Vd: Giun kí sinh trong ruột người
Ve trên động vật
+ Sinh vật ăn sinh vật khác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Nguyên Khôi
Dung lượng: 62,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)