Đề cương sinh 9 HK1 (có đáp án)

Chia sẻ bởi Phạm Thùy Linh | Ngày 15/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Đề cương sinh 9 HK1 (có đáp án) thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:


1) Các thí nghiệm của Menđen:
* Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di chuyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
* Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di chuyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
* Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
- Nếu KQ phép lai là đồng tính thì xá thể mang tính trạng trội cá kiểu gen đồng hợp trội.
- Nếu KQ phép lai là phân tính thì các thể mang tính trạng trội cá kiểu gen dị hợp.
* Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.

2) Nhiễm sắc thể:
* So sánh nguyên phân và giảm phân:

Nguyên phân
Giảm phâm

Khác nhau
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, tế bào mầm của tế bào sinh dục.
- Không có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn.
- Một lần phân bào và một lần NST phân li.
- Từ một tế bào mẹ (2n) NP tạo ra 2 tế bào con có bộ NST như TB mẹ (2n).
- Xảy ra ở tế bào sinh dục chín

- Có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn.

- Hai lần phân bào và hai lần NST phân li.
- Từ một tế bào mẹ (2n) GP tạo ra 4 tế bào con, mỗi tb con có bộ NST đơn bội (n).

Giống nhau
- Đều gồm các kì tương tự nhau: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. - NST đều trải qua những biến đổi: đóng xoắn, tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn.
- Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau. - Đều là cơ chế tham gia vào việc ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ

* So sánh NST thường và NST giới tính:

NST thường
NST giới tính

Khác nhau
- Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội - Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
- Giống nhau ở cá thể đực và cái. - Không qui định giới tính. - Mang gen qui định tính trạng thường không liên quan đến giới tính.
- Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội. - Có thể là cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng(XY) - Khác nhau ở cá thể đực và cái. - Qui định giới tính. - Qui định tính trạng liên quan giới tính.

Giống nhau
- Thành phần cấu tạo nên NST là ADN và Protein loại Histon. - Có tính đặc trưng theo loài. - Luôn tồn tại thành cặp tương đồng( trừ cặp XY). - Mang gen qui định tình trạng của cơ thể. - Có hiện tượng nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn, sắp xếp trên mặt phẳng của thoi phân bào, phân li về 2 cực tế bào vào các kì.

* Quá trình phát sinh giao tử ở động vật:
- Giống nhau: Trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái, tế bào mầm nguyên phân nhiều lần liên tiếp => tinh nguyên bào và noãn nguyên bào.
- Khác nhau:
Giao tử đực (tinh trùng)
Giao tử cái (trứng)

- Mỗi tinh bào bậc 1(2n) trải qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2(n). - Mỗi tinh bào bậc 2(n) trải qua giảm phân II cho 2 tinh trùng(n).
KQ: Từ một tinh nguyên bào qua giảm phân từ 2n => 4 tinh trùng (n).
- Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho 1 noãn bào bậc 2(n) và 1 thể cực thứ 1. - Mỗi noãn bào bậc 2(n) qua giảm phân 2 sẽ cho 1 trứng(n) và 1 thể cực thứ 2.
KQ: Từ 1 noãn bào bậc 1 qua giảm phân => 3 thể định hướng + 1TB trứng (n NST).

- Tinh trùng có kích thước nhỏ, số lượng lớn đảm bảo cho quá trình thụ tinh diễn ra hoàn hảo
- Trứng có số lượng ít, kích thước lớn, có nhiều chất dinh dưỡng để nuôi phôi và hợp tử.
* Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh:
- Giảm phân tạo giao tử có bộ NST đơn bội.
- Thụ tinh giúp khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trung cho loài.
- Giảm phân tạo nhiều giao tử khác nhau về nguồn gốc.
- Sự kết hợp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thùy Linh
Dung lượng: 64,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)