Đề cương ôn VL6-HKII ( cấp tốc- chất lượng)

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 14/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn VL6-HKII ( cấp tốc- chất lượng) thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2- MÔN VẬT LÝ 6

NĂM HỌC: 2014-2015
GV: ĐỖ MẠNH HÀ

A. LÝ THUYẾT:
 1. BÀI 16: RÒNG RỌC
Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Ứng dụng: Dùng để kéo các thùng vữa lên cao, kéo nước từ dưới giếng lên, cột cờ,…

2. BÀI 18. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN:
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Ví dụ: Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì nhiệt >Sắt)
Áp dụng: Cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn
Khe hở giữa 2 đầu thanh ray xe lửa
Tháp Épphen cao thêm vào mùa hè,…
 
3. BÀI 19. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG:
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Ví dụ: Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt >nước)
Áp dụng: Cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Đun ấm đầy sẽ bị tràn nước
Không đóng chai nước ngọt thật đầy,…
 
4. BÀI 20. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ:
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Áp dụng: Cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí:  
Nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng nó sẽ phồng lên.
Bánh xe bơm căng để ngoài trời bị nổ…
                              
Chú ý: - Các chất khi nóng lên đều nở ra nghĩa là thể tích (V) của chúng tăng lên; còn khối lượng(m), trọng lượng (P) của chúng không đổi vì vậy khối lượng riêng(D) và trọng lượng riêng(d) đều giảm - Khi lạnh thì ngược lại.
5. BÀI 21. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT:
- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.
VD: Khinh khí cầu; nhiệt kế; rơle nhiệt trong bàn là; để khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray… -         Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại.
+ Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít hơn + Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn + Cấu tạo băng kép: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép + Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.
Áp dụng: ví dụ về các loại băng kép được ứng dụng trong đời sống và khoa học kĩ thuật
-         Băng kép có trong bàn là điện
 
6. BÀI 22. NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI:
-         Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.
-         Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế…
+ Nhiệt kế y tế: Thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người + Nhiệt kế thuỷ ngân: Thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm cơ bản + Nhiệt kế rượu: Thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển (thời tiết)
Trong nhiệt giai Xenxiút:
Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC.
Nhiệt độ  hơi nước đang sôi là 100oC.
- Trong nhiệt giai Farenhai:
Nhiệt độ nước đá đang tan là 32oF.
Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 212oF.

7. BÀI 24 VÀ 25. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC:
– Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
–  Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
Đặc điểm: - Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau ( Xem bảng 25.2/ SGK/tr.78 để biết nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất cơ bản)
- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của các vật không thay đổi Ứng dụng: Đúc đồng, luyện gang thép…  
8. BÀI 26-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 76,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)