đề cương ôn thi HKII Sử 9
Chia sẻ bởi Đoàn Minh Tiến |
Ngày 15/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn thi HKII Sử 9 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Câu 1: Nguyễn Ái Quốc ở Pháp(1917 – 1923):
— 6/1919 tại hội nghị Véc Xai: Người gửi Bản yêu sách quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
— 7/1920 NAQ đọc sơ khảo lần thứ nhất những luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê – Nin.
Tìm thấy con đường cứu nước,giải phóng dân tộc:con đường cách mạng vô sản
— 12/1920 Người tham gia sáng lập Đảng CS Pháp.
Trở thành Đảng viên CS đầu tiên của VN
– Năm 1921, NAQ sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
– Năm 1922, Người xuất bản tờ báo Người cùng khổ và viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và cuốn sách Bản án chế độ thực dân pháp.
Câu 2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Hoàn cảnh:
– Năm 1929, 3 tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ làm cho phong trào cách mạng có nguy cơ bị chia rẽ lớn đặt ra yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
– Hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng bắt đầu họp từ ngày 6/1 đến 8/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì( với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản.)
+ Nội dung hội nghị:
– Nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam → đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
– Nguyễn ái Quốc ra lời kêu gọi (ra nhập Đảng, theo Đảng, ủng hộ Đảng).
*Ý nghĩa: Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng( 1960) đã quyết định lấy ngày 3-2 hằng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:
– Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, là phẩm sự kết hợp chủ nghĩa Mác –Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam.
– Là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân VN đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo.
– Từ đây cách mạng Việt Nam đã trở thành bộ phận của cách mạng thế giới
– Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của Cách mạng VN.
Câu 4: Diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám?
– Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, HảI Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.
– Ngày 19-8, hàng vạn quần chúng nông dân ở nội, ngoại thành có vũ trang, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch. Tối ngày 19 - 8 - 1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
– Tại Huế, ngày 23 - 8 - 1945, hàng vạn người ở ngoài thành kéo vào phối hợp với quần chúng ở nội thành có vũ trang, tiến hành một cuộc biểu dương lực lượng, cướp chính quyền. Chiều ngày 30 – 8 vua Bảo Đại xin thoái vị, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến.
– Tại Sài Gòn, ngày 25 - 8 - 1945, các đơn vị “Thanh niên tiền phong”,công nhân, nông dân đánh chiếm Sở Mật thám, Sở Cảnh sát…giành chính quyền ở Sài Gòn.
– Ở các nơi khác nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương giành chính quyền muộn nhất ngày 28 - 8 – 1945. Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi cả nước.
– Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hòa
Câu 5: Chiến dịch Điện Biên Phủ(1954)?
– Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia làm 3 phân khu; Tổng số quân là 16.200 tên
– Nhiệm vụ của ta là tiêu diệ cứ điểm Điện Biên Phủ, pha tan kế hoạch Na-va( chuẩ bị từ 12/1953)
– Diễn biến: bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến hết ngày 7/5/1954, chia làm 3 đợt
+ Đợt 1: quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Minh Tiến
Dung lượng: 46,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)