Đề cương ôn thi HK II Văn 7-11-12

Chia sẻ bởi Võ Thị Thiên Hương | Ngày 11/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi HK II Văn 7-11-12 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT TP BẾN TRE
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


THƯ VIỆN CÂU HỎI PHẦN TỰ LUẬN MÔN NGỮ VĂN 7
HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2011-2012




* Bài 1: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
*Câu 1: NB : Tục ngữ là gì?
( Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
*Câu 2: TH : Tìm thêm 4 câu tục ngữ khác có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.
( - Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- Mống đông vồng tây, chẳng mưa giây cũng bão giật.
- Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
*Câu 3: VD: Nêu và cho biết nội dung, nghệ thuật 1 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất mà em thích nhất.
( - Hs viết đúng câu tục ngữ.
- Nêu được giá trị nghệ thuật và nội dung câu tục ngữ.

* Bài 2 : Chương trình địa phương phần Văn
*Câu 1: NB : Chép lại chính xác 2 câu tục ngữ của địa phương em.
( Hs chép được chính xác 2 câu tục ngữ địa phương của em.
*Câu 2: TH : Trong những câu tục ngữ của địa phương em , em thích nhất câu tục ngữ nào? Nêu NT, ND câu tục ngữ đó.
( - Hs chép chính xác câu tục ngữ tự chọn.
- Nêu được nghệ thuật và ND câu tục ngữ.
*Câu 3: NB: Chép 2 câu ca dao ca ngợi tình yêu quê hương của địa phương em.
( - Hs chép chính xác 2 câu ca dao tự chọn, đúng chủ đề, trong đó có nhắc đến địa danh ở Bến Tre.

* Bài 3: Tục ngữ về con người và xã hội
*Câu 1: NB: Trình bày nội dung chung của những câu tục ngữ về con người và xã hội.
( Những câu tục ngữ về con người và lao động xã hội luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
*Câu 2: TH: So sánh hai câu tục ngữ sau đây:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
Hai câu tục ngữ trên khuyên răn điều gì? Chúng có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao?
( - Hs nêu được nghĩa của hai câu tục ngữ:
+ Đề cao vai trò của người thầy.
+ Qua nghệ thuật so sánh câu tục ngữ khẳng định vai trò của việc học bạn .
- Hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Người thầy có vai trò quyết định và có công lao to lớn đối với mỗi con người, thầy dạy ta nhiều điều GD ta nên người. Bạn gần gũi, thân thiết, có nhiều điểm tương đồng ta sẽ học hỏi nhiều điều từ bạn => Hai câu đều đề cao việc học tập.
*Câu 3: VD: Tìm 1câu tục ngữ đồng nghĩa với câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nêu nghệ thuật, nội dung câu tục ngữ đó.
( - Hs tìm câu tục ngữ đồng nghĩa
- Nêu được NT, ND của câu tục ngữ

Bài 4: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
*Câu 1: NB: Nêu nội dung của văn bản: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
( Bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Truyền thống ấy cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
*Câu 2: TH: Em hãy nêu trình tự lập luận của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ?
( Hs nêu được những nét chính sau:
+ Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
+ Tinh thần ấy được thể hiện trong thời kì lịch sử qua nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại của: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Thiên Hương
Dung lượng: 151,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)