ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐỊA LÍ HỌC KÌ II LỚP 8 TRƯỜNG TRẦN BÌNH TRỌNG HÒA THÀNH - ĐÁP ÁN

Chia sẻ bởi Trang Hoang Long | Ngày 17/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐỊA LÍ HỌC KÌ II LỚP 8 TRƯỜNG TRẦN BÌNH TRỌNG HÒA THÀNH - ĐÁP ÁN thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:




Câu 1: Vì : Nền kinh tế phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
Kinh tế phát triển chưa vững chắc, tốc độ tăng trưởng GDP không đều.
Câu 2: Mục tiêu: Giữ hoà bình an ninh, ổn định khu vực, xây dựng cộng đồng hoà hợp, cùng phát triển kinh tế.
Câu 3: Lợi thế: - Vị trí
Xuất khẩu gạo, nhập khẩu xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử.
Xây dựng dự án phát triển hành lan Đông- Tây.
Xoá đói giảm nghèo.
Khó khăn: Chênh lệch về trình độ, khác biệt về thể chế, bất đồng về ngôn ngữ.
Câu 4: Ví dụ: Cánh đồng lúa ở sông Mê Nam, thung lũng sông ở vùng núi Apganixtan, nấm đá badan Cali fooc nia.
Câu 5: Hai ảnh hoạt động nông nghiệp: Thu hái chè ở Xri Lan-ca, H11.4 SGK/39., thu hoạch lúa ở Inđônêxia, H8.3 SGK/26.
Hai ảnh hoạt động công nghiệp: Khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ, H22.1 SGK/79. Khu công nghiệp luyện kim ở Đức, H21.3, SGK/75.
Câu 6: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh than.
Tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Câu 7: Thuận lợi: - Nằm trong vùng nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Chiếc cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á, và hải đảo, có mối quan hệ với tự nhiên kinh tế, văn hoá, quốc phòng.
Khó khăn: - Thiên tai, bão lụt, hạn hán.
Câu 8: Thuận lợi: - Mặt biển là đường giao thông.
- Muối biển, dầu mỏ, khí đốt, thuận lợi sự phát triển kinh tế.
Khó khăn: Có dông bão, sóng thần.
Câu 9: -Địa hình được nâng cao.
- Hình thành các cao nguyên badan, các đồng bằng phù sa, các bễ dầu khí.
- Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện.
- Sự xuất hiện loài người trên Trái Đất.
Câu 10:
Do lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp.
Nhiều chu kì kiến tạo sinh ra
Sự phát hiện, thăm dòcủa các nhà địa chất.
Câu 11:Quản lí lỏng lẻo, khai thác tự do, kĩ thuật khai thác còn lạc hậu, đầu tư lãng phí, việc thăm dò chưa chính xác.
Câu 12:
Địa hình da dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp.
Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
Hướng nghiêng của địa hình Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung
Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
Câu 13: Địa hình luôn biến đổi sâu sắc do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa,sự khai phá của con người và dòng nước.
Câu 14: Chia làm 3 khu vực: - Khu vực đồi núi
- Khu vực đồng bằng
- Khu vực bờ biển và thềm lục địa.
Câu 15: Giống nhau: Cả hai là vùng sụp võng được phù sa của sông bồi đắp.
Khác nhau :
Sông Hồng có dạng tam giác cân, cao 15m. Diện tích 15.000 Km2, dài 2700Km, nhiều ô trũng đắp đê ngăn nước mặn, canh tác lúa, thuỷ sản.
Sông Cửu Long: Diện tích 40.000Km2, không có đê ngăn lũ, vào mùa lũ dễ bị ngập úng, khó thoát nước.
Câu 16: * Có 4 miền khí hậu:
Miền khí hậu phía Bắc: Có mùa Đông lạnh, ít mưa, mùa Đông ẩm ướt, mùa hạ nóng mưa nhiều.
Miền khí hậu phía Nam: Có khí hậu cận xích đạo, có một mùa mưa và một mùa khô.
Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Mùa mưa lệch hẳn về Thu Đông.
Miền khí hậu biển Đông: Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.
Câu 17: Có hai mùa khí hậu:
Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4, mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa Đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.
Mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 6, mùa gió Tây Nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, dông bão phổ biến cả nước.
Câu 18: Mùa gió Đông Bắc thời tiết và khí hậu 3 miền không giống nhau.
Miền Bắc: Chịu ảnh hưởng trực tiếp gió Đông Bắc lạnh khô.
Miền Trung: Thời tiết nóng khô, chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trang Hoang Long
Dung lượng: 21,93KB| Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)