Đề cương ôn thi Địa Lí HKlI lớp 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Thanh | Ngày 17/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi Địa Lí HKlI lớp 8 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
1/ Vị trí và giới hạn lãnh thổ:
- Phạm vi gồm phần đất liền, hải đảo: 3312 km2 và phần biển khoảng 1 triệu km2.
- Các điểm cực:
+ Điểm Cực Bắc: xã Lũng Cú - Huyện Đồng văn – Tỉnh Hà Giang. Vĩ độ 23°23`B - Kinh độ 105°20`Đ.
+ Điểm Cực Nam: Xã Đất Mũi - huyện Ngọc Hiển , tỉnh Cà Mau. Vĩ độ 8°34‘B - Kinh độ 104°40`Đ.
+ Điểm Cực Tây: Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Vĩ độ 22°22`B - Kinh độ 102°09`Đ.
+ Điểm Cực Đông: Xã Vạn Th¹nh, huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà.Vĩ độ 12°40`B - Kinh độ 109°24`Đ
* Ý nghĩa của vị trí địa lí về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội:
- Miền nhiệt đới gió mùa => thiên nhiên đa dạng, phong phú nhưng cũng lắm thiên tai. Nằm gần trung tâm Đông Nam Á, thuận lợi hợp tác giao lưu kinh tế. Nằm nội trong chí tuyến Bắc.
2/ Đặc điểm lãnh thổ:
- Kéo dài theo chiều Bắc – Nam dài 1650km. Nơi hẹp nhất theo chiều Đông Tây (Quảng Bình) chưa đầy 50km, đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260km.
- Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam. Mở rộng về phía Đông và phía Nam, có nhiều đảo và quần đảo.
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta về cả hai mặt an ninh và phát triển kinh tế.
Vùng biển Việt Nam
1/ Đặc điểm chung của biển:
a/ S-giới hạn:
- Biển Đông có diện tích 3447000 km2. Là một vùng biển lớn tương đối kín.
- Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, diện tích một triệu km2.
b/ Đặc điểm biển Đông:
- Biển nóng quanh năm, , chế độ nhiệt, chế độ dòng chảy, hướng chảy đều có sự thay đổi theo mùa.
+ Chế độ gió: gió trên biển mạnh hơn trên đất liền.
+ Chế độ nhiệt: ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.
+ Chế độ mưa: lượng mưa trên biển ít hơn trên đất liền
+ Chế độ dòng chảy: hướng chảy của dòng biển ứng với hai mùa gió chính là ĐB-TN.
+ Chế độ thủy triều phức tạp
II/ Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển:
- Nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng(thủy sản, khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt, du lịch, nhiều bãi biển đẹp,…) có giá trị to lớn về nhiều mặt(kinh tế, quốc phòng, khoa học,…) .
- Cần chú ý vấn đề ô nhiễm nguồn nước biện,suy giảm nguồn hải sản, khai thác hợp lí, bảo vệ môi trường biển.
Các hệ thống sông lớn ở nước ta
1/ Sông ngòi Bắc Bộ:
- Chế độ nước thất thường. Mùa lũ kéo dài, tập trung nhanh. Lũ thường kéo dài từ tháng năm đến tháng mười, cao nhất vào tháng tám. Mưa theo mùa.
- Tiêu biểu: hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
2/ Sông ngòi trung bộ:
- Sông ngòi ngắn, dốc, lũ muộn do mưa vào mùa đông, lũ lên nhanh và đột ngột nhất là khi gặp mưa bão do địa hình hẹp và dốc (9-12).
- Tiêu biểu là sông Đà Rằng,…
3/ Sông ngòi Nam Bộ:
- Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa, khá điều hòa do địa hình tương đối bằng phẳng hơn Bắc Bộ và Trung Bộ. Mùa lũ từ tháng 7-11. Lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn, thuận lợi cho giao thông vận tải.
- Tiêu biểu là sông Mêkông, Đồng Nai.
- Mêkông là hệ thống sông lớn nhất, chảy qua nhiều quốc gia, đã đem lại cho nước ta nguồn lợi lớn, song cũng không ít khó khăn vào mùa lũ.
Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam:
1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm:
- Biểu hiện trong mọi thành phần cảnh quan tự nhiên nhưng tập trung nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
- Tuy nhiên, có nơi, có mùa lại bị khô hạn, lạnh giá với những mức độ khác nhau.
2. Việt Nam là một nước ven biển:
- Chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của biển. Biển Đông rộng lớn, bao bọc phía Đông và phía Đông Nam.
- Sự tương tác của đất liền và biển hòa quyện với nhau, làm tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.
3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Thanh
Dung lượng: 43,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)