Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Minh Ngọc | Ngày 26/04/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II
I. VĂN BẢN: *Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:
1. Tục ngữ: a. Khái niệm tục ngữ: Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội).
b. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
-Hình thức (nghệ thuật): lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
-Nội dung: phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất.
- Học sinh nắm được ý nghĩa của những câu tục ngữ đã học:
+ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
+ Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
+ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
+ Tấc đất tấc vàng.
+ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
+Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
+ Nhất thì, nhì thục.
c. Tục ngữ về con người và xã hội:
- Hình thức: giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ
- Nội dung: Luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
- Học sinh nắm được ý nghĩa của những câu tục ngữ đã học:
+Một mặt người bằng mười mặt của.
+ Cái răng, cái tóc là góc con người.
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Học ăn, học nói, học gói, học mở.
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Học thầy không tày học bạn.
+ Thương người như thể thương thân.
+Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
2. Các văn bản nghị luận, truyện, bút kí:

Văn bản
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
( 1890-1969)

Nghị luận
(chứng minh)
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.


Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Đặng Thai Mai (1902-1984)

Nghị luận
Bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.
Kết hợp khéo léo giữa giải thích, chứng minh với bình luận.
Các lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, tính khoa học cao.

Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng(1906-2000)

Nghị luận chứng minh
Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành.

Ý nghĩa của văn chương
Hoài Thanh
(1909-1982)

Nghị luận
Tác giả khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh, dẫn dắt vấn đề tự nhiên, hấp dẫn.

Sống chết mặc bay
Phạm Duy Tốn (1883-1924)

Truyện ngắn hiện đại
Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Minh Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)