Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hoài Thương | Ngày 26/04/2019 | 105

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG HÓA HỌC KÌ I
LÝ THUYẾT
Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tửkhối.
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tíchâm:
Hạt nhân tạo bởi proton (p) vànơtron
Trong mỗi nguyên tử: p(+) = e(-)
Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từnglớp.
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạtnhân.
Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tốđó.
-Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêngbiệt.
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học củachất.
Phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất,các đơn chất kim loại… có hạt hợp thành là nguyêntử.
Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phântử.
Thế nào là đơn chất, hợp chất. Cho vídụ?
Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ: khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri,…
Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H vàO.
Công thức hóa học dùng biểu diễnchất:
+ Đơn chất: A (đơn chất kim loại và một vài phi kim như: S,C)
+ Đơn chất: Ax (phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2)
+ Hợp chất: AxBy ,AxByCz …
Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất A) và chobiết:
+ Nguyên tố tạo ra chất.
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.
Phát biểu quy tắc hóa trị . Viết biểuthức.
Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơnvị
Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học,tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Biểu thức: .x = b.y
B có thể là nhóm nguyên tử,ví dụ: Ca(OH)2 *,ta có 1 × II = 2 × 1
Vận dụng:
Tính hóa trị chưa biết: biết x,y và a (hoặc b) tính được b (hoặc a)
Phương pháp +        Gọi a là hóa trị của nguyên tố cần tìm. +         Áp dụng qui tắc về hóa trị để lập đẳng thức. Giải đẳng thức trên. Tìm a Chú ý: - H và O đương nhiên đã biết hóa trị: H(I), O(II).             - Kết quả phải ghi số La Mã. - Lập công thức hóa học khi biết a và b:
+ Viết công thức dạng chung
+ Viết biểu thức quy tắc hóa trị: x.a = y.b => chuyển tỉ lệ:
( Lấy x = b hoặc b’ và y = a hay a’ (Nếu a’,b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a,b)
Chú ý: Nếu một nhóm nguyên tử thì xem như một nguyên tố và lập CTHH như một nguyên tố khác. Khi viết hóa trị phải viết số La Mã, còn chỉ số phải là số tự nhiên. Yêu cầu: Để lập được CTHH của hợp chất bắt buộc nắm chắc kí hiệu hóa học (KHHH) và hóa trị của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
Sự biến đổi củachất:
Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượngvật lý.
Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóahọc.
Phản ứng hóahọc:
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chấtkhác.
Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tửkhác.
Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành: Có tính chất khác như màu sắc, trạng thái. Hoặc sự tỏa nhiệt và phát sáng.
Định luật bảo toànkhốilượng: A + B → C +D
Định luật: Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phảnứng.
Biếu thức: mA + mB = mC +mD
Phương trình hóa học:biểu diễn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Hoài Thương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)