Đề cương ôn thi
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hiến |
Ngày 26/04/2019 |
214
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN LONG THÀNH
TRƯỜNG THCS SUỐI TRẦU
TỔ: KH TỰ NHIÊN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019
Môn : Hóa học khối lớp 8
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Tính chất hóa học của oxi.
Tính chất hóa học của hiđrô.
Điều chế khí hiđrô, khí ôxi trong phòng thí nghiệm.
Phân biệt được các loại phản ứng hóa học: phản ứng phân hủy, hóa hợp, thế.
Làm được 1 số bài tập tính theo phương trình hóa học.
Phân loại, viết công thức phân tử và gọi tên được một số hợp chất vô cơ.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Axit tương ứng với oxit SO2 là
A. HCl. B. H2SO4. C. H2SO3. D. HNO3.
Câu 2: Để thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, bình thu khí oxi phải để
A. úp bình. B. ngửa bình. C. nằm ngang. D. nằm nghiêng.
Câu 3: Fe2O3 có tên gọi là
A. sắt oxit. B. sắt (II) oxit. C. sắt (III) oxit. D. đi sắt tri oxit.
Câu 4: Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit bazơ là:
A. Na2O, FeO, CuO. B. Na2O, SO2 , CaO . C. CuO, CO, NO . D. SO3, NO, CO2.
Câu 5: Trong các phản ứng sau, phản ứng hóa hợp là:
A. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
B. CaO + CO2 CaCO3
C. Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2
D. NaOH + HCl NaCl + H2O
Câu 6: Trong không khí, khí oxi chiếm khoảng tỉ lệ về thể tích là
A. 25% . B. 79% . C. 21% . D. 80 %.
Câu 7: Bazơ tương ứng với oxit Na2O là
A. NaOH. B. NaNO3 . C. NaCl. D. Na.
Câu 8: Các điều kiện phát sinh sự cháy là
A. chất phải nóng đến nhiệt độ cháy và có đủ khí oxi cho sự cháy. B. chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
C. phải có đủ hơi nước. D. có đủ khí oxi cho sự cháy.
Câu 9: Trong các khí sau, khí nào nặng hơn khí hiđrô?
A. Cl2 B. SO2 C. CO2 D. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 10: CuO có màu:
A. Xanh B. Đỏ gạch C. Đen D. Vàng.
Câu 11: Những hợp chất nào sau đây là muối ?
A. H2SO4, AgNO3 B. CuSO4, NaNO3 C. CuO, NaOH D. HNO3, SO2.
Câu 12: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế?
A. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
B. CaO + CO2 CaCO3
C. Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2
D. NaOH + HCl NaCl + H2O
Câu 13: Chất nào sau đây được dùng để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm?
A. Fe3O4 B. Không khí C. Zn và dung dịch HCl D. KClO3
Câu 14: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng phân hủy?
A. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
B. CaO + CO2 CaCO3
C. Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2
D. NaOH + HCl NaCl + H2O
Câu 15: Axit Clohiđric có công thức là:
A. HCl B. H2SO4 C. ZnCl2 D. H2CO3
Câu 16 : Na2O có tên gọi là:
A. Natri oxit B. Natri (I) oxit C. Đi Natri oxit D. Tên gọi khác
Câu 17: Đốt hỗn hợp gồm 10 m1 khí H2 và 10 ml khí O2. Khí nào còn dư sau phản ứng?
A. H2 dư B. O2dư C. 2 Khí vừa hết D. Không xác định được
Câu 18: Axit là những chất làm cho quì tím chuyển sang màu nào trong số các màu cho dưới đây?
A. Xanh B. Đỏ C. Tím D. Không xác định được
Câu 19: Đốt cháy pirit sắt FeS2 trong khí oxi, phản ứng xảy ra theo phương trình: FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 hệ số cân bằng của phản ứng trên lần lượt là:
A. 2, 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hiến
Dung lượng: |
Lượt tài: 23
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)