Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi đặng thị kim phượng | Ngày 17/10/2018 | 120

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

NGUYÊN TỬ
1.Khái niệm: là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện
2.Cấu tạo: + hạt nhân:gồm hạt proton mang điện tích dương và notron không mang điện tích
+vỏ: gồm các hạt e lectron mang điện tích âm
3.Khối lượng : khối lượng của nguyên tử gần bằng khối lượng của tổng số hạt proton và hạt nowtron do khối lượng của hạt electron là vô cùng nhỏ gần như không đáng kể nên có thể bỏ qua khi tính.

Bài 1 Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại. Bài 2
Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e.
Bài 3
Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.
Bài 4
Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào?
Bài 5
Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
Bài 6
Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại.
Bài 7
Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại.
Bài 8
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại.
Bài 9
Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.
Bài 10: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau:
a) Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa điện gọi là nguyên tử.
b) Nguyên tử được tạo bởi những hạt nhỏ hơn và không mang điện là proton, notron, electron.
c) Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và notron. Số proton bằng số notron.
d) Vỏ nguyên tử tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
e) Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số proton và số notron trong hạt nhân.
f) Trong nguyên tử, số proton bằng số electron
g) Các hạt proton, notron và electron đều có cùng khối lượng.
h) Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định.
i) Nhờ có electron mà các nguyên tử có thể liên kết được với nhau.
Bài 11: Tổng số hạt trong nguyên tử là 28. Trong đó số hạt không mang điện xấp xỉ 35%. Tính số hạt một loại trong nguyên tử. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử biết rằng nó có 2 lớp electron và lớp trong cùng có 2 electron.
Bài 12: Điền tên hạt tạo thành nguyên tử vào các câu sau đây
a)…………và ……….. có điện tích như nhau, chỉ khác dấu.
b) ……….. và ……… có cùng khối lượng, còn ………có khối lượng rất bé, không đáng kể.
c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số ……….. trong hạt nhân
d) Trong nguyên tử ……….. luôn chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp.
Bài 13: Viết sơ đồ cấu tạo nguyên tử của Nitơ, Neon, Silic, Kali biết số proton trong hạt nhân nguyên tử của chúng lần lượt là 7, 10, 14, 19.
a) Mỗi nguyên tử có mấy lớp
b) Số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
Bài 14: Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố sau:
a) Nguyên tố Magie có 12 hạt proton
b) Nguyên tố Sắt có điện tích hạt nhân là 26+
c)Nguyên tố lưu huỳnh có tổng số hạt mang điện là 32
Bài 15: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ chấm:
Nguyên tử có thể …….. với nhau nhờ ………..mà nguyên tử có khả năng này.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đặng thị kim phượng
Dung lượng: 32,45KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)