Đề cương ôn thi

Chia sẻ bởi Phương Thoa | Ngày 11/10/2018 | 85

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHẦN I - ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT



I. CÁC KIỂU CÂU ĐƠN ĐÃ HỌC









Câu
bình thường
Câu
đặc biệt



Câu
nghi vấn
Câu
trần thuật
Câu
cầu khiến
Câu
cảm thán




1. Câu đơn phân loại theo mục đích nói

Nội dung ôn tập
Kiến thức cần ghi nhớ

Câu
nghi vấn
- Câu nghi vấn là kiểu câu dùng để hỏi.
- Đặc điểm cấu tạo câu nghi vấn:
+ Dùng trợ từ nghi vấn đặt cuối câu: À, ư, nghen, nhỉ,…
+ Dùng cặp phụ từ: Có… không?; … đã… chưa?
+ Dùng đại từ để hỏi: Ai, gì, sao, thế nào?
+ Dùng quan hệ từ: Hay.
+ Dùng giọng điệu hỏi, đặt dấu hỏi cuối câu.
VD:
Bạn đang làm gì đấy?
Hay là đi chơi với tớ nhé?
Bà đang đi chợ đấy ư?

Câu
trần thuật
- Câu trần thuật là kiểu câu dùng để tả, kể sự việc hoặc nêu ý kiến.
- Cuối câu thường ghi dấu chấm.
- Có 2 loại: Câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là.
VD:
Bạn Nam học rất giỏi.
Tôi thích chơi game.
Mẹ tôi rất dịu dàng.

Câu
cầu khiến
- Câu cầu khiến là kiểu câu dùng để yêu cầu, sai khiến.
- Đặc điểm cấu tạo câu cầu khiến:
+ Dùng trợ từ cầu khiến đặt cuối câu: Thôi, lên, đi…
+ Dùng phụ từ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ,…
+ Dùng giọng điệu cầu khiến. Có thể đặt dấu chấm than ở cuối câu hoặc là dấu chấm nếu đó là lời nhờ vả nhẹ nhàng.
+ Chủ ngữ câu cầu khiến (ẩn hay hiện) chỉ người hay vật phải thực hiện hành động cầu khiến trong câu.
VD:
Con đi nhanh lên đi!
Bạn làm bài tập này đi!
Lấy giúp tôi cái bút!

Câu
cảm thán
- Câu cảm thán là kiểu câu dùng gọi đáp hay biểu thị cảm xúc.
- Đặc điểm cấu tạo câu cảm thán:
+ Dùng từ cảm thán biểu thị cảm xúc hay kêu gọi: Ối, ái, à, ơi, ê, này…
+ Dùng giọng điệu, phối hợp với trợ từ hay phụ từ: Thật, quá, biết bao, thay,…
+ Cuối câu thường ghi dấu chấm than.


2. Câu đơn phân loại theo cấu tạo.

Nội dung ôn tập
Kiến thức cần nhớ

Câu đơn
bình thường
- Cấu tạo theo mô hình cụm C – V
- Dùng để trần thuật sự việc hay bày tỏ ý kiến (câu trần thuật đơn có từ là hoặc không có từ là)
VD:
Tôi thích đá bóng.
Tôi đang ăn cơm.

Câu đơn
đặc biệt
- Không cấu tạo theo mô hình cụm C – V.
- Dùng để nêu thời gian, nơi chốn miêu tả; liệt kê sự vật, hiện tượng tồn tại, biểu thị cảm xúc, gọi đáp.
VD:
Trưa rồi!
Chán quá!


II. CÁC DẤU CÂU ĐÃ HỌC





Dấu chấm
Dấu phẩy
Dấu
chấm phẩy
Dấu
chấm lửng
Dấu
gạch ngang





Nội dung ôn tập
Kiến thức cần nhớ

Dấu chấm
Thường đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi cũng đặt cuối câu cầu khiến).
VD:
Tôi đang xem phim.
Giúp tớ đóng cửa phòng nhé.

Dấu phẩy
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:
- Giữa chủ ngữ - vị ngữ với các thành phần phụ của câu;
- Giữa các từ, các cụm từ có cùng chức vụ trong câu;
- Giữa một từ, cụm từ với bộ phận chú thích của nó;
- Giữa các vế của một câu ghép.
VD:
Hôm nay, tôi đi học.
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Bạn Linh, cái bạn xinh gái ấy, là người mà tôi thích.
Trong vườn, những bông hoa đua nở, vài con ong chăm chỉ hút mật.

Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của một phép liệt kê.
VD:
Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

Dấu chấm lửng
- Biểu thị chưa liệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phương Thoa
Dung lượng: 176,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)