đề cương ôn tập vật lý 7
Chia sẻ bởi Trần Thị Hà Uyên |
Ngày 17/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập vật lý 7 thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 HKI
NĂM HỌC: 2016 – 2017
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng:
- Mắt ta nhận biết( nhìn thấy) được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Mắt ta nhận biết( nhìn thấy) một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
-VD: mắt ta nhìn thấy bông hoa có màu đỏ vì có ánh sáng màu đỏ từ bông hoa truyền vào mắt ta,…
- Nguồn sáng: là vật tự nó phát ra ánh sáng.VD: nến, ngọn lửa, mặt trời,…
- Vật sáng: gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng.VD: vỏ chai dưới trời nắng, nến, ngọn lửa,…
2. Sự truyền ánh sáng:
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng tia sáng. Tia sáng là đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
- Có 3 loại chùm sáng:
+ Chùm sáng song song: là chùm sáng có các tia sáng đi song song với nhau.
+ Chùm sáng hội tụ: là chùm sáng có các tia sáng hội tụ ( cắt nhau) tại một điểm.
+ Chùm sáng phân kỳ: là chùm sáng có các tia sáng loe rộng ra.
4. Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chúa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới( i = i’).
5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
- Tính chất:
+ Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
+ Ảnh cao bằng vật.
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ gương đến ảnh của điểm đó.
- Vẽ ảnh của vật qua gương: có 2 cách
+ Vận dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
+ Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng.
- Ứng dụng gương trong cuộc sống: dùng để soi ảnh, trang trí nhà, kính chiếu hậu cho xe máy,…
6. Gương cầu lồi:
- Tính chất:
+ Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
+ Ảnh nhỏ hơn vật.
- Ứng dụng gương cầu lồi trong cuộc sống: kính chiếu hậu trong xe ô tô, đặt ở những khúc quanh, đoạn đường đèo, đường bị che khuất,…
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
7. Gương cầu lõm:
- Tính chất:
+ Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
+ Ảnh lớn hơn vật.
- Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm: gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
- Ứng dụng gương cầu lõm trong cuộc sống: chụp đèn, đun nấu thức ăn, dụng cụ khám răng của nha sĩ,…
8. Nguồn âm:
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. VD: đàn, trống, chuông,…
- Các vật phát ra âm đều dao động.VD: + Đàn: dây đàn dao động
+ Trống: mặt trống dao động
+ Chuông: thành chuông dao động.
+ Sáo: cột khí trong ống sáo dao động.
9. Độ cao của âm:
- Tần số là số dao động trong 1 giây. Đơn vị tần số là héc – kí hiệu Hz
- Dao động nhanh, tần số dao động lớn, âm phát ra càng cao( càng bổng).
- Dao động chậm, tần số dao động nhỏ, âm phát ra càng thấp( càng trầm).
- Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng 20Hz đến 20 000Hz
- Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm.
- Những âm có tần số lớn hơn 20 000Hz gọi là siêu âm.
10. Độ to của âm:
- Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.
- Dao động mạnh, Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.
- Dao động yếu, Biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra nhỏ
- Độ to
NĂM HỌC: 2016 – 2017
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng:
- Mắt ta nhận biết( nhìn thấy) được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Mắt ta nhận biết( nhìn thấy) một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
-VD: mắt ta nhìn thấy bông hoa có màu đỏ vì có ánh sáng màu đỏ từ bông hoa truyền vào mắt ta,…
- Nguồn sáng: là vật tự nó phát ra ánh sáng.VD: nến, ngọn lửa, mặt trời,…
- Vật sáng: gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng.VD: vỏ chai dưới trời nắng, nến, ngọn lửa,…
2. Sự truyền ánh sáng:
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng tia sáng. Tia sáng là đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
- Có 3 loại chùm sáng:
+ Chùm sáng song song: là chùm sáng có các tia sáng đi song song với nhau.
+ Chùm sáng hội tụ: là chùm sáng có các tia sáng hội tụ ( cắt nhau) tại một điểm.
+ Chùm sáng phân kỳ: là chùm sáng có các tia sáng loe rộng ra.
4. Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chúa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới( i = i’).
5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
- Tính chất:
+ Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
+ Ảnh cao bằng vật.
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ gương đến ảnh của điểm đó.
- Vẽ ảnh của vật qua gương: có 2 cách
+ Vận dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
+ Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng.
- Ứng dụng gương trong cuộc sống: dùng để soi ảnh, trang trí nhà, kính chiếu hậu cho xe máy,…
6. Gương cầu lồi:
- Tính chất:
+ Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
+ Ảnh nhỏ hơn vật.
- Ứng dụng gương cầu lồi trong cuộc sống: kính chiếu hậu trong xe ô tô, đặt ở những khúc quanh, đoạn đường đèo, đường bị che khuất,…
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
7. Gương cầu lõm:
- Tính chất:
+ Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
+ Ảnh lớn hơn vật.
- Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm: gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
- Ứng dụng gương cầu lõm trong cuộc sống: chụp đèn, đun nấu thức ăn, dụng cụ khám răng của nha sĩ,…
8. Nguồn âm:
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. VD: đàn, trống, chuông,…
- Các vật phát ra âm đều dao động.VD: + Đàn: dây đàn dao động
+ Trống: mặt trống dao động
+ Chuông: thành chuông dao động.
+ Sáo: cột khí trong ống sáo dao động.
9. Độ cao của âm:
- Tần số là số dao động trong 1 giây. Đơn vị tần số là héc – kí hiệu Hz
- Dao động nhanh, tần số dao động lớn, âm phát ra càng cao( càng bổng).
- Dao động chậm, tần số dao động nhỏ, âm phát ra càng thấp( càng trầm).
- Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng 20Hz đến 20 000Hz
- Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm.
- Những âm có tần số lớn hơn 20 000Hz gọi là siêu âm.
10. Độ to của âm:
- Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.
- Dao động mạnh, Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.
- Dao động yếu, Biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra nhỏ
- Độ to
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Hà Uyên
Dung lượng: 399,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)