Đề cương ôn tập Vật lý 6 HKII

Chia sẻ bởi Hồ Nhật Phương | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Vật lý 6 HKII thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:


Ôn tập học kì II môn Vật lý 6 2008 ~ 2009...(

I. Lý thuyết.
1. Phát biểu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn.
TL: _ Các chất rắn đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
_ Các chất rắn khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau.
2. Phát biểu kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
TL: _ Các chất lỏng nói chung đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
_ Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau.
*Chú ý: _ Đối với nước: + Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại.
+ Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4oC trở lên thì nước mới nở ra.
3. Phát biểu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí.
TL: _ Các chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
_ Sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau là giống nhau.
_ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
4. Nêu các ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn.
TL: _ Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
_ Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại.
(Ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng ngắt tự động mạch điện.
V/d: Bàn ủi điện khi đủ độ nóng tự ngắt điện.
5. Nêu công dụng và nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.
TL: _ Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.
_ Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: + Nhiệt kế rượu.
+ Nhiệt kế y tế.
+ Nhiệt kế thuỷ ngân.
_ Nhiệt kế thường dụng hoạt động trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất.
_ Trong nhiệt giai Celsius: + Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC.
+ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100oC.
_ Trong nhiệt giai Fahrenheit : + Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF.
+ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF.
6. Sự nóng chảy và sự đông đặc.
a, Phát biểu định nghĩa sự nóng chảy và sự đông đặc.
b, Nêu dự đoán của sự nóng chảy và sự đông đặc.
TL : a, _ Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
_ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
b, _ Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt dộ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì thác nhau.
_ Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ của vật không tahy đổi.
Nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Đông đặc ở nhiệt độ xác định
7. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
a, Phát biểu định nghĩa sự -bay hơi và sự ngưng tụ.
b, Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
TL: a, _ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự bay hơi.
_ Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
b, Tốc độ bay hơi của một chất phụ thuộc vào : Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
*Chú ý : Câu hỏi giáo dục môi trường về sự bay hơi - sự ngưng tụ.
_ Ở Việt Nam, quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Độ ẩm không khí từ 70% ( 90% đôi khi xấp xỉ 100%, ảnh hưởng đến sản xuất làm kim loại chóng bị ăn mòn (rỉ rét), đồng thời làm cho dịch bệnh dễ phát sinh. Nhưng nếu độ ẩm không khí quá thấp dưới 60% cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và gia súc, làm nước bay hơi nhanh gây ra khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
_ Ở ruộng lúa thường thả bèo hoa dâu vì ngoài chất dinh dưỡng mà bèo cung cấp cho ruộng lúa, bèo còn che phủ mặt ruộng để hạn chế sự bay hơi của nước ở ruộng.
_ Nước bay hơi làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh: Quanh nhà có nước sông, hồ, cây xanh vào mùa hè nước bay hơi ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy cần tăng cường trồng cây xanh và giữ gìn cho sông, hồ trong sạch.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Nhật Phương
Dung lượng: 58,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)