ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 6 - HK II

Chia sẻ bởi Phạm Thị Minh Ngọc | Ngày 14/10/2018 | 177

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 6 - HK II thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:



A. LÝ THUYẾT
1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn
a) Đặc điểm
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Thông thường, các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Ví dụ: Nhôm nở vì nhiệt > Đồng nở vì nhiệt > Sắt nở vì nhiệt > Thép
Khi sự co dãn vì nhiệt của chất rắn bị ngăn cản nó có thể gây ra những lực rất lớn.
b) Băng kép
Cấu tạo: là 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh.
Tính chất: Một băng kép đang thẳng, khi nhiệt độ thay đổi băng kép sẽ bị cong đi.
Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít hơn.
Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn.
Ứng dụng: được sử dụng trong các thiết bị điều khiển tự động theo nhiệt độ như bàn ủi, nồi cơm điện…
Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn
Khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray, khe hở giữa các toà nhà….
2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
a) Đặc điểm
Thông thường, chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Ví dụ: Rượu nở vì nhiệt > Dầu nở vì nhiệt >Nước
Khi sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng bị ngăn cản nó có thể gây ra những lực khá lớn.
Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Không nên cho nước vào đầy ấm khi đun nước, nhiệt kế…
3. Sự nở vì nhiệt của chất khí
a) Đặc điểm
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Khi sự co dãn vì nhiệt của chất khí bị ngăn cản nó có thể gây ra những lực khá lớn.
Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí:
Khinh khí cầu, đèn trời….
So sánh đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Chú ý:
Các chất khi nóng lên đều nở ra nghĩa là thể tích (V) của chúng tăng lên, khối lượng(m) của chúng không đổi. Vì vậy khối lượng riêng(D) giảm.
4. Nhiệt kế - nhiệt giai
a) Công dụng
Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
b) Các loại nhiệt kế
Nhiệt kế treo tường: đo nhiệt độ không khí.
Nhiệt kế phòng thí nghiệm: đo nhiệt độ trong các phòng thí nghiệm.
Nhiệt kế y tế: đo nhiệt độ cơ thể.
Nguyên tắc hoạt động
Một số nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
Nhiệt giai: là một thang đo nhiệt độ. Có 2 loại nhiệt giai phổ biến:
Nhiệt giai Celsiusđơn vị đo nhiệt độ là 0C, quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, của hơi nước đang sôi 1000C.
Nhiệt giai Fahrenheit đơn vị đo nhiệt độ là 0F, quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, của hơi nước đang sôi 2120F.
Biểu thức đổi từ 0C sang 0F là: t(0F) = t(0C).1,8 + 32
Biểu thức đổi từ 0F sang 0C là: 
5. Sự nóng chảy và động đặc
a) Hiện tượng
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của một chất được gọi là sự nóng chảy.
Ví dụ: cây nến đang thắp sáng, viên đá đang tan, băng tuyết tan ra….
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của một chất được gọi là sự đông đặc.
Ví dụ: nước đóng băng, kĩ thuật đúc trống đồng…..
Đặc điểm
Phần lớn các chất nóng chảy ( hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy.
Trong thời gian nóng chảy ( hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.
Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Chú ý cách vẽ đường biễu diễn nhiệt độ theo thời gian.
Trục nằm ngang là : trục thời gian
Trục thẳng đứng là: trục nhiệt độ
Chia đơn vị thích hợp.
Biễu diễn nhiệt độ nóng chảy( hay đông đặc) là : đoạn thẳng nằm ngang (nhiệt độ không đổi)



B. BỘ ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ 1
Câu 1(2đ) Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí? Khối lượng riêng của chất khí tăng hay giảm khi bị đun nóng lên? Giải thích.
Câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Minh Ngọc
Dung lượng: 368,42KB| Lượt tài: 5
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)