De cuong on tap vat li 8 hk2

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Nga | Ngày 14/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: de cuong on tap vat li 8 hk2 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK.I
Môn Vật Lý - 8
A. LÝ THUYẾT
Bài 1. Chuyển động cơ học : - Sự thay đổi vị tri của một vật này so với vật khác gọi là chuyển động cơ học .
- Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác , ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối . - Vật được chọn để đối chiếu gọi là vật mốc . Ngưới ta thường chọn Trái đất làm vật mốc .
Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng , chuyển động cong và chuyển động tròn .
Bài 2. Vận tốc :
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quảng đường đi trong một đơn vị thời gian .
Công thức vận tốc . Với V : vận tốc của vật , đơn vị tính : m/s (Km/h ) s : Độ dài quảng đường đi , đơn vị tính : m (Km ) t : Thời gian để đi hết quảng đường , đơn vị tính : s (h)
Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian . Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s , Km/h
Bài 3. Chuyển động đều – Chuyển động không đều
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian .
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian .
Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quảng đường được tính bằng độ dài của quảng đường đó chia cho thời gian t để đi hết quảng đường .
Bài 4 . Biểu diễn lực
Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của một vật , nguyên nhân làm cho vật biến dạng
Lực là một đại lượng véc tơ , được biễu diễn bằng mũi tên có : Gốc là điểm đặt của lực . Phương , chiều trùng với phương chiều của chuyển động Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước .
Bài 5. Sự cân bằng lực – Quán tính
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên 1 vật , cùng phương ,cùng cường độ nhưng ngược chiều .
Dưới tác dụng của các lực cân bằng , 1 vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên , đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động đều . Chuyển động này gọi là chuyển động theo quán tính .
Tính chất giữ nguyên trạng thái ban đầu của vật gọi là quán tính . Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được khi có lực tác dụng .
Bài 6. Lực Ma Sát
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác .
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác .
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của một lực khác .
Lực ma sát có thể có lợi và cũng có thể có hại .
Bài 7. Áp Suất
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép .
Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép . p = Trong đó : F : áp lực , đơn vị tính là : N S : Diện tích bị ép , đơn vị tính là : m2 p : áp suất , đơn vị tính : N/m2 ( Qui ước 1 pa = 1 N/m2 )

Bài 8. Áp Suất Chất Lỏng – Bình Thông Nhau
Chất lỏng gây ra áp lực theo mọi phương lên đáy bình , thành bình và các vật ngay trong lòng nó .
Công thức tính áp suất chất lỏng tại một điểm bất kỳ trong lòng chất lỏng đứng yên : p = d . h . Trong đó : d là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 ) h là ( độ sâu ) khoảng cách từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng ( m ) p là áp suất ( N/m2 )
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên , các mặt thoáng chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều có cùng một độ cao .
Bài 9 . Áp Suất Khí Quyển
Khí quyển gây ra áp lực theo mọi phương lên các vật đặt trong nó , do đó Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển .
Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tôrixenli cao 76cm , do đó người ta thường dùng cm.Hg làm đơn vị đo áp suất khí quyển .
Bài 10 & 11 Lực Đẩy Acsimet
Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy một lực có phương thẳng đứng chiều từ dưới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Nga
Dung lượng: 53,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)