Đề cương ôn tập văn 7 cuối năm 0809

Chia sẻ bởi Bùi Đức Nguyên | Ngày 11/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập văn 7 cuối năm 0809 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII 08-09
TỔ: NGỮ VĂN Môn: Ngữ Văn 7
(Lưu hành nội bộ)
I-Phần 1: Văn
Câu 1 : Tục ngữ là gì ?
Chép nguyên văn 2 câu tục ngữ đã học trong chương trình lớp 7. Em hiểu như thế nào về 2 câu tục ngữ đó
Câu 2: Chép 2 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Câu3: Chép một câu tục ngữ về đề tài con người và xã hội. Nêu nội dung.
Câu 4: a. Uống nước nhớ nguồn
Góp gió thành bão, góp cây nên rừng.
Hãy tìm hai câu tục ngữ trong bài “ Tục ngữ về con người và xã hội ” đồng nghĩa với hai câu tục ngữ trên ?
Câu 5: Chép lại 4 câu tục ngữ về con người xã hội mà em yêu thích nhất ? Nêu trường hợp vận dụng các câu tục ngữ đó trong cuộc sống.
Câu 6: Trong những câu tục ngữ về lao động sản xuất, em thích câu nào nhất ? Vì sao em thích câu tục ngữ đó ?
Câu 7: Trình bày cảm hiểu của em về câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm
Câu 8: Phân tích cách diễn đạt và nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ sau :
a/ Đói cho sạch, rách cho thơm.
b/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c/Thương người như thể thương thân.
Câu 9: Cảm nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ sau khi học xong bài“Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
Câu 10: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ.
Câu 11: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
Câu 12: Phân tích hai mặt tương phản trong truyện SỐNG CHẾT MẶC BAY của Phạm Duy Tốn. Hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê “ được tác giả khắc họa như thế nào? Em có nhận xét gì về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật của truyện trên?
Câu 13: Nêu chủ đề truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.
Câu 14: Viết đoạn văn ngắn(5-6 dòng) nêu cảm nghĩ cuả em về bọn quan lại trong văn bản” Sống chết mặc bay” cuả Phạm Duy Tốn.(2đ)
Câu 15: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản : Sống chết mặc bay.
II- Phần2: Tiếng Việt
Câu 1: Thế nào là rút gọn câu? Vì sao phải rút gọn câu? Cho ví dụ.
Câu 2: Tìm câu rút gọn trong bài ca dao sau và cho biết các thành phần được rút gọn, nêu tác dụng của việc sử dụng câu rút gọn trong bài ?
(1) Con cò mà đi ăn đêm
(2) Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
(3) Ông ơi, ông vớt tôi nao
(4) Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
(5) Có xáo thì xáo nước trong
(6) Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Câu 3: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn , cho ví dụ .
Câu 4: Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt? Cho 1 ví dụ để minh hoạ.
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) tả cảnh quê hương em trong đó có 2 câu đặc biệt?
Câu 6: Nêu những tác dụng của câu đặc biệt.
Câu 7: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 6 – 8 câu ) tả cảnh quê hương em, trong đó có ít nhất 2 câu
đặc biệt và một câu rút gọn.
Câu 8: Liệt kê là gì ? Cho ví dụ ?
Câu 9: Xác định phép liệt kê, nêu tác dụng phép liệt kê của câu sau: Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
Câu 10: .Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:
-Tả một hoạt động trên sân trường trong giờ ra chơi.
-Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu .
Câu 11: Câu bị động là gì? Cho ví dụ
Câu 12: Chuyển câu chủ động sau thành hai kiểu câu bị động khác nhau.
“Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim”
“Chúng em chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ giao thông”
Câu 13: Nêu ý nghĩa biểu thị của các trạng ngữ trong câu sau :
Từ lúc đó , bằng chiếc xe đạp cọc cạch , Lan rất chăm đến trường để học tri
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Đức Nguyên
Dung lượng: 44,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)