Đề cương ôn tập Sử 6 học kì II

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Minh | Ngày 16/10/2018 | 82

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Sử 6 học kì II thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

Họ và tên : ……………………………………… Lớp: ……………
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
Môn : Lịch sử
Câu 1: Trình bày nguyên nhân,diễn biến,kết quả,ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Nguyên nhân
+ Do chính sách áp bức , bốc lột tàn bạo của nhà Hán.
+ Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết hại.
+ Để trả nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
- Diễn biến :
+ Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội)
+ Nghĩa quân làm chủ Mê Linh nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
- Kết quả:
+ Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
- Ý nghĩa :
+Thể hiện tinh thần,ý chí quyết tâm giành độc lập của dân tộc ta.Không chịu ách áp bức đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc
Câu 2:Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương xâm lược:
- Triệu Quang Phục lui quân về đầm Dạ Trạch để làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng
- Triệu Quang Phục vận dụng chiến thuật : lối đánh du kích để cướp vũ khí,lương thực và làm tiêu hao lực lượng địch.
- Lực lượng nghĩa quân ngày một lớn mạnh.Năm 550,Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược Lương
Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
- Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền.
- 20 năm sau, Lý Phật Tử cướp ngôi vua của Triệu Quang Phục (Giai đoạn hậu Lý Nam Đế)
- Năm 603, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt và bị giải về Trung Quốc.Nước ta lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
Câu 3:
* Tình hình văn hoá nước ta thời kì này:
- Chính quyền đô hộ tiếp tục mở trường dạy học và bắt nhân dân ta học chữ Hán, tiếng Hán.
- Một số đạo được truyền bá vào nước ta như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và một số phong tục, luật lệ của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
=> Tuy nhiên,trong các làng xã nhân dân vẫn giữ được những phong tục, tập quán cổ truyền và tiếng nói của tổ tiên mình.
* Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
Nghề rèn sắt vẫn phát triển,nhân dân ta chế tạo được nhiều công cụ sản xuất và vũ khí mặc dù bị chính quyền đô hộ kiểm soát gắt gao
Nông nghiệp
+ Nhân dân ta biết sử dụng trâu,bò làm sức kéo
+ Diện tích đất trồng trọt mở rộng;nhân dân ta biết cấy lúa 2 vụ trong 1 năm
+ Đánh cá phát triển
+ Nhân dân biết trồng nhiều loại cây ăn quả nhờ vận dụng kĩ thuật: dùng côn trùng diệt côn trùng.
+ Thủy lợi phát triển,nhân dân ta biết đắp đê phòng lũ lụt
=> Kinh tế nông nghiệp phát triển toàn diện
- Thủ công nghiệp
+ Nghề gốm,nghề dệt,nghề rèn sắt phát triển mạnh mẽ,phong phú
Thương nghiệp:
+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương
+ Việc buôn bán trong và ngoài nước cũng phát triển
Câu 4:
a) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan(722)
* Nguyên nhân;
- Do chính sách áp bức,bóc lột nặng nề của nhà Đường đối với nhân dân ta
* Diễn biến
- Khoảng cuối những năm 10 của thế kỉ VIII,nhân phải tham gia đoàn dân phu gánh sản vật cống nộp,Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê,mộ binh nổi dậy
- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu.Nhân dân Ái Châu,Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng.Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam(Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm-pa,kéo quân tấn công thành Tống Bình.Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khánh phải chạy về Trung Quốc.
- Năm 722,nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp
* Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận
* Ý nghĩa
- Thể hiện ý thức giành độc lập của nhân dân ta ngày càng mạnh mẽ
b) Khởi nghĩa Phùng Hưng(trong khoảng 776-791)
* Nguyên nhân
- Do chính sách áp bức,bóc lột nặng nề của nhà Đường đối với nhân dân ta
* Diễn biến:
- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Minh
Dung lượng: 55,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)