Đề Cương Ôn Tập Sử 6 - HKI
Chia sẻ bởi Doãn thảo |
Ngày 16/10/2018 |
125
Chia sẻ tài liệu: Đề Cương Ôn Tập Sử 6 - HKI thuộc Lịch sử 6
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ HỌC KỲ I- LỚP 6
BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Lịch sử là gì ?
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là môn khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người diễn ra trong quá khứ.
Câu 2 : Có gì khác nhau giữa lịch sử của một con người và lịch sử xã hội loài người ?
- Lịch sử một con người chỉ là hoạt động riêng của cá nhân con người đó.
- Lịch sử xã hội loài người liên quan đến nhiều người trong xã hội, nhiều quốc gia với các thời đại khác nhau.
Câu 3: Học lịch sử để làm gì ?
- Học Lịch sử để hiểu được cội nguồn dân tộc, biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
- Biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc.
- Biết lịch sử phát triển của nhân loại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
Câu 4 : Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
Dựa vào 3 nguồn sau tư liệu sau
- Tư liệu truyền miệng : Là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau như : truyền thuyết…
- Tư liệu hiện vật : Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, như trống đồng, bia đá….
- Tư liệu chữ viết : là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết như văn bia, đại việt sử ký toàn thư….
Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử
Câu 5 : Em hiểu gì về câu danh ngôn của Xi- xê- rông « Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống ? »
Lịch sử ghi lại tất cả những gì diễn ra trong quá khứ : cho ta những hiểu biết biết về hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình với những chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy xương máu và nước mắt của các thế hệ cha ông. Qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau biết trân trọng những giá trị lịch sử, biết ơn những thế hệ đi trước, và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, bền vững. Lịch sử chính là tấm gương lớn để muôn đời sau chúng ta soi vào. Do vậy lịch sử xứng đáng được coi là thầy dạy của cuộc sống.
BÀI 2 : CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Câu 1 : Tại sao phải xác định thời gian ?
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả các sự kiện theo thứ tự thời gian. Như vậy việc xác định thời gian là rất cần thiết.
- Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
Câu 2 : Người xưa đã tính thời gian như thế nào? Theo em có mấy cách làm ra lịch? Nêu những cách đó?
- Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch.
Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút.
- Có 2 cách làm lịch, đó là:
+ Người phương Đông : Dựa theo chu kỳ vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cách tính này được gọi là Âm lịch)
+ Người phương Tây : Dựa theo chu kỳ vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: (cách tính này được gọi là Dương lịch).
Câu 3: Theo em thế giới có cần một thứ lịch chung hay không ? Vì sao phải có thứ lịch chung đó? Đó là lịch gì?
Thế giới cần một thứ lịch chung. Vì: Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Nhu cầu cần có một thứ lịch chung được đặt ra. Dương lịch ngày càng hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.
Câu 4: Công lịch được tính như thế nào ?
Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê- xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN).
Theo công lịch:
+ 1 năm có 12 tháng = 365 ngày (năm nhuận thêm
BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Lịch sử là gì ?
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là môn khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người diễn ra trong quá khứ.
Câu 2 : Có gì khác nhau giữa lịch sử của một con người và lịch sử xã hội loài người ?
- Lịch sử một con người chỉ là hoạt động riêng của cá nhân con người đó.
- Lịch sử xã hội loài người liên quan đến nhiều người trong xã hội, nhiều quốc gia với các thời đại khác nhau.
Câu 3: Học lịch sử để làm gì ?
- Học Lịch sử để hiểu được cội nguồn dân tộc, biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
- Biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc.
- Biết lịch sử phát triển của nhân loại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
Câu 4 : Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
Dựa vào 3 nguồn sau tư liệu sau
- Tư liệu truyền miệng : Là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau như : truyền thuyết…
- Tư liệu hiện vật : Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, như trống đồng, bia đá….
- Tư liệu chữ viết : là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết như văn bia, đại việt sử ký toàn thư….
Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử
Câu 5 : Em hiểu gì về câu danh ngôn của Xi- xê- rông « Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống ? »
Lịch sử ghi lại tất cả những gì diễn ra trong quá khứ : cho ta những hiểu biết biết về hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình với những chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy xương máu và nước mắt của các thế hệ cha ông. Qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau biết trân trọng những giá trị lịch sử, biết ơn những thế hệ đi trước, và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, bền vững. Lịch sử chính là tấm gương lớn để muôn đời sau chúng ta soi vào. Do vậy lịch sử xứng đáng được coi là thầy dạy của cuộc sống.
BÀI 2 : CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Câu 1 : Tại sao phải xác định thời gian ?
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả các sự kiện theo thứ tự thời gian. Như vậy việc xác định thời gian là rất cần thiết.
- Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
Câu 2 : Người xưa đã tính thời gian như thế nào? Theo em có mấy cách làm ra lịch? Nêu những cách đó?
- Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch.
Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút.
- Có 2 cách làm lịch, đó là:
+ Người phương Đông : Dựa theo chu kỳ vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cách tính này được gọi là Âm lịch)
+ Người phương Tây : Dựa theo chu kỳ vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: (cách tính này được gọi là Dương lịch).
Câu 3: Theo em thế giới có cần một thứ lịch chung hay không ? Vì sao phải có thứ lịch chung đó? Đó là lịch gì?
Thế giới cần một thứ lịch chung. Vì: Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Nhu cầu cần có một thứ lịch chung được đặt ra. Dương lịch ngày càng hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.
Câu 4: Công lịch được tính như thế nào ?
Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê- xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN).
Theo công lịch:
+ 1 năm có 12 tháng = 365 ngày (năm nhuận thêm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Doãn thảo
Dung lượng: 148,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)