De cuong on tap ngu van 7 hoc ki 1

Chia sẻ bởi Lê Thị Mỹ Huyền | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: de cuong on tap ngu van 7 hoc ki 1 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

CÂU HỎI ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HKI
I.PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 1: Có mấy loại từ ghép, kể ra? Mỗi loại cho 1 ví dụ:
-Có 2 loại từ ghép:
+ Từ ghép chính phụ. VD: xe đạp; máy bay,…
+ Từ ghép đẳng lập. VD: quần áo, học hành,…
Câu 2: Điền thêm các tiếng vào sau các tiếng dưới đây để được từ ghép chính phụ: bút bi, thước kẻ, mưa phùn, trắng xóa.
Câu 3: Có mấy loại từ láy, kể ra? Mỗi loại cho 1 ví dụ:
-Có 2 loại từ láy:
+ Từ láy toàn bộ. VD: xinh xinh; thâm thẳm;…
+ Từ láy bộ phận. VD: ríu rít; lung linh;…
Câu 4*: Thế nào là đại từ?
- Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,. được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi .
- Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ .
Câu 5: Xác định đại từ trong câu sau: “Thế nào anh cũng đến nhé”.
Câu 6: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau:
chết :….….; núi :….….; sông :…….; vợ:.…….; chồng:………
Câu 7*: Thế nào là quan hệ từ?
- Quan hệ từ : là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Câu 8: Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau:
Vì…nên : Vì trời mưa nên em phải nghỉ học.
Tuy…nhưng : Tuy nhà xa nhưng em vẫn đi học sớm.
Nếu…thì : Nêu cố gắng thì tôi sẽ đổ trong kì thi này.
Câu 9*: Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Câu 10*: Thế nào là từ trái nghĩa?
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối , tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh,làm cho lời nói thêm sinh động.
Câu 11*: Thế nào là từ thành ngữ?
- Thành ngữ là 1 cụm từ có cấu tạo cố định, biểu biện một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Câu 12*: Thế nào là từ điệp ngữ?
- Điệp ngữ là những từ được dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.


Câu 13*: Thế nào là chơi chữ?
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước...làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
II.PHẦN VĂN
Câu 1*: Chép lại bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ:
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu, nước cả, khôn chài cá; Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ; Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta”.
- Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng nên tình huống khó xử, không có đủ điều kiện để tiếp bạn, rồi hạ một câu kết “Bác đến chơi đây, ta với ta”. Ngôn từ bình dị, hóm hỉnh nhưng qua đó thể hiện một tình bạn đậm đà sâu sắc.
Câu 2*: Chép lại bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Dừng chân đứng lại trời non nước, Một mảnh tình riêng ta với ta”.
- Với phong cách trang nhã bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tac giả.
Câu 3*: Chép lại bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Nêu nội dung ý nghĩa của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Mỹ Huyền
Dung lượng: 39,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)